Toàn cảnh dự án 72 tỷ đội vốn thành 2.600 tỷ gây tranh cãi ở Quốc hội

31/05/2018 15:25:19

Dự án 72 tỷ đội vốn thành 2.600 tỷ ở Ninh Bình

Được khởi công từ năm 2001 và đội vốn 36 lần, từ 72 tỷ lên gần 2.600 tỷ đồng nhưng đến nay, dự án nạo vét sông Sào Khê (Ninh Bình) vẫn trong tình trạng ngổn ngang.

Toàn cảnh dự án 72 tỷ đội vốn thành 2.600 tỷ gây tranh cãi ở Quốc hội
Dự án nạo vét, kè đá hai bên bờ sông Sào Khê thuộc Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư (huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) có chiều dài khoảng 14 km, với điểm đầu từ cống Trường Yên tới điểm cuối tại ngã 3 sông Chanh.
Toàn cảnh dự án 72 tỷ đội vốn thành 2.600 tỷ gây tranh cãi ở Quốc hội - 1
Ban đầu, dự án được UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt và xây dựng từ năm 2001, tổng mức đầu tư là 72 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Nhà nước. Nhưng sau nhiều lần điều chỉnh và phê duyệt lại, vốn đầu tư của dự án đã nâng lên 2.595 tỷ đồng.
Toàn cảnh dự án 72 tỷ đội vốn thành 2.600 tỷ gây tranh cãi ở Quốc hội - 2
Sau 17 năm thi công, dự án đã được giải ngân 1.223 tỷ đồng trên tổng số 2.595 tỷ đồng, trong đó vốn trái phiếu Chính phủ là 1.108 tỷ đồng và ngân sách tỉnh 115 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhiều hạng mục của công trình vẫn còn dang dở và chưa biết khi nào hoàn thành.
Toàn cảnh dự án 72 tỷ đội vốn thành 2.600 tỷ gây tranh cãi ở Quốc hội - 3
Một cây cầu bắc qua sông Sào Khê đã xây dựng xong nhưng không có đường dẫn lên cầu. Cũng vì vậy mà cây cầu này bị bỏ hoang, cỏ dại mọc um tùm.
Toàn cảnh dự án 72 tỷ đội vốn thành 2.600 tỷ gây tranh cãi ở Quốc hội - 4
Theo người dân sinh sống tại khu vực xã Tràng Yên (Hoa Lư, Ninh Bình), dự án nạo vét sông Sào Khê được triển khai từ năm 2001 và thi công rất chậm chạp, đến năm 2011 thì dừng hẳn.
Toàn cảnh dự án 72 tỷ đội vốn thành 2.600 tỷ gây tranh cãi ở Quốc hội - 5
“Khoảng một tuần trở lại đây thì có vài xe xúc, xe tải đến thi công, nạo vét, dù số lượng cũng không nhiều”, một người dân sinh sống tại xã Trường Yên chia sẻ.
Toàn cảnh dự án 72 tỷ đội vốn thành 2.600 tỷ gây tranh cãi ở Quốc hội - 6
Khu vực sông Sào Khê, đoạn chảy qua địa phận xã Trường Yên, hầu hết chưa được thi công do nhiều đoạn chưa được giải tỏa.
Toàn cảnh dự án 72 tỷ đội vốn thành 2.600 tỷ gây tranh cãi ở Quốc hội - 7
Cỏ dại mọc um tùm hai bên bờ sông, phía sau nhiều hạng mục của dự án vẫn ngổn ngang. Nhiều đoạn sông chưa được nạo vét và làm tường kè. Có 7 tuyến đường phòng hộ và 4 cầu chưa xây, cống tiêu còn 24/36 cái chưa thực hiện…
Toàn cảnh dự án 72 tỷ đội vốn thành 2.600 tỷ gây tranh cãi ở Quốc hội - 8
Cọc và lưới vây được cắm nhiều nơi dọc lòng sông. Theo kế hoạch ban đầu, dự án chỉ nạo vét và kè 2 bên bờ sông, nhưng dọc sông hiện vẫn ngổn ngang đất đá, rác rưởi.
Toàn cảnh dự án 72 tỷ đội vốn thành 2.600 tỷ gây tranh cãi ở Quốc hội - 9
Giải trình trước Quốc hội ngày 28/5, ông Bùi Văn Phương - Phó trưởng đoàn ĐBQH Ninh Bình - cho biết mục tiêu ban đầu của dự án là nạo vét để phục vụ nông nghiệp. Nhưng trong quá trình đầu tư, các cơ quan chức năng tại Ninh Bình nhận thấy dòng sông Sào Khê chảy qua khu vực Cố đô Hoa Lư, bến sông Sào Khê ngày xưa là nơi vua Lý Công Uẩn dời kinh đô ra Thăng Long, việc triển khai dự án lại diễn ra dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, nên chuyển mục tiêu đầu tư, và đội vốn.

Nhiều lần điều chỉnh vốn

Kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP) cho thấy ngày 28/6/2001, UBND tỉnh Ninh Bình có quyết định phê duyệt dự án nạo vét, kè đá 2 bờ sông Sào Khê (gọi tắt là dự án Sào Khê) với mức đầu tư 72 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

Ngày 23/5/2003, UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt lại dự án (lần thứ nhất), nâng mức đầu tư lên 189 tỷ đồng. Chủ đầu tư dự án là Ban quản lý dự án thủy lợi Ninh Bình (hiện là Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp - phát triển nông thôn), doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường trúng thầu xây lắp.

Ngày 22/4/2005, UBND tỉnh Ninh Bình lại phê duyệt lại dự án (lần thứ hai), điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án lên 399,695 tỷ đồng, do nguồn vốn trung ương hỗ trợ, thời gian thực hiện từ năm 2005-2007. Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường tiếp tục thực hiện các hạng mục bổ sung công trình của dự án.

Đến ngày 2/12/2009, UBND tỉnh Ninh Bình lại ban hành quyết định phê duyệt dự án Sào Khê với mức đầu tư lên 2.595 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách trung ương. Công ty tư vấn Đại học Xây dựng Hà Nội tư vấn lập dự án.

Trong đó, chi phí xây dựng là 1.566 tỷ đồng, giải phóng mặt bằng 526 tỷ đồng, chi phí dự phòng 432 tỷ đồng, chi phí khác 70 tỷ đồng... Dự án với 4 hạng mục lớn, gồm phần thủy lợi, công trình cầu, công trình kiến trúc văn hóa và đường giao thông.

Theo Việt Linh - Phạm Thắng (Tri Thức Trực Tuyến)

Nổi bật