Giới phân tích quân sự ở Mỹ đánh giá rằng, khoảng 10% lực lượng tăng thiết giáp của Ukraine đã bị Nga loại khỏi vòng chiến khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt.
Rất nhiều phương tiện quân sự của Ukraine trong đó có cả dòng xe thiết giáp bộ binh BTR-4/4M đã bị quân Nga bắn cháy. Hình ảnh xe thiết giáp BTR-4M bị bắn cháy tại Kharkiv.
Cùng kế thừa những tinh hoa từ dòng xe bọc thép BTR-80 nhưng Ukraine lại thành công hơn Nga khi cho ra đời biến thể BTR-4.
BTR-4 là loại xe bọc thép chở quân đầu tiên hoàn toàn do Ukraine tự thiết kế và chế tạo, được Viện Thiết kế Chế tạo máy Kharkov mang tên A.A. Morozov (KhKBM) phát triển vào đầu những năm 2000 dùng để vận chuyển binh sĩ các đơn vị bộ binh cơ giới và chi viện hoả lực.
BTR-4 là kiểu xe cơ bản trang bị cho các lực lượng đặc nhiệm phản ứng nhanh và lính thuỷ đánh bộ, có thể thực hiện nhiệm vụ ban ngày và ban đêm, trong các điều kiện khí hậu khác nhau.
Đây là một xe bọc thép chở quân hiện đại, khung gầm, động cơ, vũ khí và các thiết bị, khí tài đều do Ucraina tự chế tạo.
Một ưu điểm nổi bật của BTR-4 là xe có thể lắp các module vũ khí khác nhau như BAU-23х2, Grom, Shturm với sức mạnh hoả lực và giá cả khác nhau.
BTR-4 có thể là kiểu xe cơ bản trang bị cho các lực lượng đặc nhiệm phản ứng nhanh và lính thuỷ đánh bộ, có thể thực hiện nhiệm vụ ban ngày và ban đêm, trong các điều kiện khí hậu khác nhau, trên các loại đường có mặt đường khác nhau và cả ở địa hình hoàn toàn không có đường sá, trong điều kiện nhiệt độ môi trường từ -40 đến +55°С.
BTR-4 được trang bị động cơ rất mạnh công suất 500 mã lực và an toàn về sinh thái, tương ứng với tiêu chuẩn Euro-3, điều khiển tiện lợi, có hộp số tự động.
Với động cơ này giúp BTR-4 đạt tốc độ tối đa trên đường nhựa 110km/h và khoảng 15km khi bơi.
BTR-4 cấu hình chuẩn có khối lượng 17 tấn, có thể bảo vệ chống vũ khí bộ binh và mìn. Ở cấu hình tối đa, khối lượng xe có thể lên tới 27 tấn và vỏ giáp mũi xe có thể chịu được đạn pháo 30 mm.
Cấu trúc bố trí bên trong của xe được bố trí theo kiểu phương Tây với vị trí của lái xe và trưởng xe ở phía trước, động cơ ở giữa thân xe và vị trí ngồi của binh lính ở 2 bên xe.
BTR-4 có cấu trúc như sau: lái xe và trưởng xe ngồi ở phần trước xe, khoang động cơ-truyền lực ở giữa, khoang chở quân ở đuôi xe.
Lính đổ bộ có thể xuống xe qua cửa đuôi hay cửa nắp trên nóc xe, còn lái xe và trưởng xe có cửa riêng ở 2 bên sườn đầu xe.
BTR-4 tuỳ theo biến thể có thể sử dụng làm xe chỉ huy-tham mưu, trinh sát chiến đấu, cứu kéo-sửa chữa và quân y.
BTR-4 có thể được trang bị nhiều module chiến đấu khác nhau tùy theo nhu cầu của khách hàng.
BTR-4M là biến thể hiện đại của dòng BTR-4, chúng được đánh giá là vượt trội so với đối thủ BTR-82A đến từ Nga.
Mặc dù cả hai loại xe này đều được phát triển trên nền tảng BTR-80 nổi tiếng của Liên Xô, nhưng BTR-4M đã có những thay đổi mang tính cách mạng.
Cụ thể nhất là thân xe BTR-4M lớn hơn giúp cho việc không dễ bị "chết đuối" khi bơi giống BTR-82 của Nga.
Mặt khác cửa đổ quân được đưa về sau giúp cho binh sĩ ra vào xe an toàn hơn rất nhiều so với việc đặt cửa bên hông của BTR-82A. Động cơ BTR-4M cũng khỏe hơn giúp cho xe dễ cơ động trên chiến trường.
Theo Việt Hùng (An Ninh Thủ Đô)