Có ai ngờ việc dọn rác cũng có thể trở thành "thử thách", thậm chí là trào lưu gây sốt giới trẻ? Nhưng điều đó đang diễn ra và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình.
Tất cả có lẽ bắt đầu từ bài đăng của anh chàng Byron Roman trên Facebook. "Đây là thử thách mới dành cho những ai đang chán đây. Hãy chụp ảnh một bãi đất nào đó có nhiều rác, sau đó chụp lại lần nữa khi bạn đã cải thiện nó. Rồi đăng tải lên mạng", Bryon viết.
Sau vài ngày, bài đăng đã nhận được hơn 65 nghìn lượt thích. Hàng loạt người dùng mạng bày tỏ lòng ngưỡng mộ đối với chàng trai trong ảnh, nhất là với tình trạng ô nhiễm môi trường ở mức đáng báo động như hiện nay. Và rồi, họ gật đầu tham gia vào thử thách dọn rác không hề dễ dàng nhưng có ý nghĩa cực kì.
Không nằm ngoài "thời cuộc", tạp chí nổi tiếng Boredpanda đã tổng hợp 30 màn tham gia thử thách dọn rác nhanh - gọn - lẹ của giới trẻ toàn cầu dưới hashtag #Trashtag_Challenge. Tạp chí với biểu tượng con gấu trúc hi vọng rằng, nhờ sự nhiệt huyết của người trẻ thì 1,3 tỷ tấn rác thải nhà ở mỗi năm sẽ được giảm bớt.
Ngoài ra, còn có hàng triệu tấn rác thải đang gây ô nhiễm biển, 80% trong số đó là "di cư" từ đất liền ra. Dĩ nhiên hành động của nhóm bạn trẻ chưa thể giải quyết ngay lập tức vấn đề này, nhưng họ đã thể hiện tinh thần xông xáo, ý thức bảo vệ môi trường trước khi mọi thứ quá muộn.
"Trăm nghe không bằng một thấy", sau đây mời bạn cùng trầm trồ trước những màn "chơi lớn", xắn tay áo dọn sạch rác thải để trả lại vẻ đẹp cho Trái Đất.
Một người dùng mạng cho biết: "Đây là đóng góp của tôi cho thử thách dọn rác #Trashtag. Cả nhà tôi đã dọn sạch bách bãi biển nơi mình cắm trại".
Trong khi đó ở Nepal...
... và vịnh Manila. Địa điểm này vốn "khét tiếng" là vịnh biển bẩn hàng đầu thế giới. Nhưng sau 11 năm, Tòa án tối cao đã ban hành lời kêu gọi dọn rác, được hưởng ứng bởi hàng nghìn tình nguyện viên bắt đầu từ ngày 27/1/2019.
500 anh em tình nguyện viên quyết "đòi lại công bằng" cho bãi biển Mumbai, Ấn Độ, quét sạch 5 triệu kí lô rác thải!
Trào lưu #Trashtag đã lan tỏa đến Hawaii: Người phụ nữ "cực ngầu" này quyết định vừa chèo kayak vừa dọn rác.
"Một cây làm chẳng thể xong, ba cây chụm lại đúng không cả nhà??"
Bất kì hành động cứu môi trường nào, dù nhỏ hay to, đều rất đáng trân trọng. Nhìn đơn giản thế thôi chứ những bãi rác này cần khoảng 3-4 giờ mới dọn xong!
Khi bạn làm vì cái tâm chứ không phải bị "cưỡng chế" thì việc dọn rác dường như cũng dễ dàng hơn, nhất là có những người anh em đồng chí hướng. Trong ảnh là các bạn học sinh tại thị xã Dimapur, Ấn Độ.
Các bạn trẻ ở Đà Lạt - thành phố du lịch nổi tiếng của Việt Nam cũng được trang Boreapanda khen ngợi. Sau khi dọn rác, họ còn xếp các bao tải thành dòng chữ "I love Dalat" nữa, đạt điểm cute tuyệt đối.
Một góc nhìn lạ gợi cho chúng ta nhiều suy nghĩ: Trái Đất là ngôi nhà chung nhưng nhiều người đã ích kỷ làm bẩn ngôi nhà đó, ảnh hưởng đến chính họ và những sinh vật khác.
Nơi hoang vắng không có nghĩa là trở thành bãi tập kết rác. Các bạn trẻ ở Mexico thật đáng khen ngợi vì họ không chỉ dọn sạch rác nơi mình sống mà còn không ngại khó khăn đi đến những nơi bị vấy bẩn khác.
Sáng chủ nhật, 10 người và 1 mục tiêu chung: Hưởng ứng "Thử thách dọn rác" #Trashtag_Challenge.
"Dì tôi 70 tuổi là giáo viên về hưu và đã kêu gọi dọn rác suốt mấy tháng nay ở quận Bronx, New York. Mà giờ có thử thách #Trashtag rồi, thế là dì 'sáp nhập' chiến dịch của mình vào trào lưu này luôn".
"Dọc theo sông Potomac phía nam thủ đô Washington, chúng tôi vẫn đang cố dọn rác. Nhưng biện pháp hiệu quả hơn là cấm sử dụng chai nhựa, hộp xốp khó tái chế ngay từ đầu. Hãy cùng nhau kêu gọi ban hành lệnh cấm này".
Thử thách dọn rác đã cập bến Florida, Mỹ
Vịnh Jamaica Bay ở New York, Mỹ
California, Mỹ
Durban, Nam Phi
40 thầy cô giáo và học sinh ở Na Uy cho "bay màu" tổng cộng 12.400kg rác
Bãi biển ở Belize, Trung Mỹ
Và nhiều nơi khác trên toàn thế giới
"Tôi muốn cảm ơn người nào tạo nên thử thách này. Cố lên! Chúng ta sẽ dọn sạch Trái Đất này thôi!" - trích ý kiến hào hứng của một cư dân mạng.
Còn bạn thì sao, đã sẵn sàng tham gia thử thách dọn rác chưa? Không chỉ là một trào lưu dấy lên cho vui, "Thử thách dọn rác" thực sự có ý nghĩa và sức ảnh hưởng lớn vì đây chính là cơ hội để người trẻ toàn cầu cùng giải cứu Trái Đất - hành tinh xanh của chúng ta!
Theo Đ.L (Helino)