Từ các tỉnh miền Tây như Bến Tre, Cần Thơ, Sa Đéc..., hoa kiểng ồ ạt đổ về TP HCM trong những ngày cuối năm Ất Mùi. |
|
Anh Nam (ở quận 12, TP HCM) cho biết, năm nay, anh cùng bạn bè đầu tư hơn 300 triệu để đưa ra thị trường hơn 60.000 chậu hoa các loại như mào gà, cánh bướm, cát tường, cúc, vạn thọ... |
|
Bên cạnh những sản phẩm tạo hình truyền thống như rồng, phượng, năm nay tại đây lần đầu tiên xuất hiện kiểng tạo hình những chú khỉ. |
|
Nhiều hình thù khác nhau về linh vật năm Bính Thân. |
|
Giá một cặp là 7 triệu, mềm hơn so với cặp rồng 9 triệu, cặp nai là 8 triệu. |
|
Chị Khéo ở Cái Mơn (Bến Tre) cho biết, năm nay, gia đình tạo hình mới và chuyển lên TP HCM bán thử 3 cặp khỉ nhân dịp xuân Bính Thân. |
|
Một nhà vườn khác cũng ở Cái Mơn đã tạo hình khỉ theo một phong cách khác. |
|
Giá một cặp khỉ này là 9 triệu bởi được tạo hình công phu và có kích thước lớn hơn. |
|
Anh Bùi Văn Đán ở Long Xuyên (An Giang) lại tạo hình kiểng thành chim công. Anh chia sẻ, muốn gửi ý nghĩa "long phụng sum vầy" nhưng tạo hình phụng rất khó nên anh đã thay bằng hình con công. |
|
Năm nay nhiều nhà vườn trồng mai lo lắng do thời tiết TP HCM nắng gắt, mai vừa đưa lên chợ Tết đã nở. Để bán được, chủ vườn phải hạ giá. |
|
Khác với mọi năm hầu hết đào đến từ Hà Nội thì năm nay, đào được chuyển từ Thái Bình vào. Anh Kiên (Thái Bình) cho biết, nhà anh chuyển vào TP HCM 250 chậu. Giá bình quân 3-4 triệu, đắt nhất là loại trên 30 năm, giá 25 triệu đồng một chậu. |
|
Tại công viên 23/9 (quận 1), những chậu đào được chuyển gấp để kịp ngày khai mạc. Giá một gốc đào trên 40 năm tuổi này là 50 triệu đồng. |
|
Không lạc quan về chợ hoa Tết, anh Nhân ở Tiền Giang đang lo lắng vì nhiều chậu cúc không nở kịp. Năm nay, gia đình anh chuyển lên 600 chậu bán đồng giá 75.000 đồng mỗi chậu. |
Nhiều khách nước ngoài thích thú với không khí náo nhiệt tại chợ hoa. |