Để kiếm 100.000 đồng/ngày, những phụ nữ mưu sinh trên bãi rác tại TP.Đông Hà (Quảng Trị) phải chấp nhận đổ mồ hôi dưới cái nắng như thiêu đốt cùng mùi hôi thối khó tả bằng lời.
|
Mỗi ngày ở bãi rác Đông Hà có khoảng 10 người mưu sinh bằng nghề nhặt rác |
Oanh – người phụ nữ trẻ và xinh xắn nhất trong đoàn nhặt rác cho biết, ở bãi rác lớn nhất tỉnh này có khoảng 30 người đăng kí xin được nhặt rác. Nhưng hiếm khi đông đủ cả 30 người bởi nhiều lý do. Thường mỗi ngày bãi rác có khoảng 10-15 người đến nhặt nhạnh rồi đem đến đại lý thu mua phế liệu bán những thứ có thể tái chế. Mỗi khi có xe rác đến, họ nhanh chân lao đến, cào xới, tay thoăn thoắt nhặt những thứ như nhựa, giấy... Mỗi kg giấy đẹp có giá 2.000 đồng; giấy xấu 1.500 đồng/kg còn nhựa thì 4.000 đồng/kg và còn nhiều thứ khác…
Dù mới 30 tuổi nhưng Oanh đã có thâm niên làm việc ở bãi rác Đông Hà đến 9 năm. Oanh bảo vì nhà nghèo nên học đến lớp 9 thì bỏ ngang. Thế rồi Oanh theo những người hàng xóm lên bãi rác kiếm sống đến ngày nay, khi đã có chồng và đứa con 8 tuổi.
Mỗi khi có xe rác đến, những người phụ nữ lao đến thật nhanh. |
|
Sau đó đào xới, nhanh tay nhặt “chiến lợi phẩm”. |
|
Đồ nghề của họ chỉ vỏn vẹn chiếc cuốc cào cùng sức lực của mình. |
|
Họ phải chịu đựng mùi hôi của rác, nắng gắt có khi lên đến 40 độ C và cả những vật nhọn nguy hiểm ẩn chứa bên trong đống rác. |
|
Trong khi đó đôi tay của họ chỉ được bảo vệ bởi lớp bao tay mỏng manh |
|
Mỗi ngày làm việc cật lực họ chỉ kiếm trên dưới 100.000 đồng. |
|
Một ít rau trong đống rác được người phụ nữ này đem về nhà để nấu cám lợn. |
|
Những người nhặt rác dựng lán trại quanh bãi rác để nghỉ lại buổi trưa. |
|
Từ rác, nhiều ước mơ đã trở thành hiện thực. |
Theo Ngọc Vũ (Dân Việt)