Cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km, chợ Thanh Mai (huyện Thanh Oai) vẫn giữ được những nét đặc trưng của chợ quê ngày Tết xưa.
Từ Hà Nội theo hướng đi Hà Đông rồi rẽ vào đê sông Đáy có rất nhiều khu chợ. Trong đó, nổi bật là chợ Thanh Mai với những nét nông thôn thân quen. |
|
Điểm đặc trưng của khu chợ là những quầy hàng cũ, được xây dựng từ cách đây hơn 30 năm. |
|
Đây là nơi bày bán đủ loại hàng khô, quần áo hay các quán ăn sáng, ăn vặt. |
|
Chợ họp một tháng 12 phiên vào các ngày có số đuôi 2,3,5,7 âm lịch. Và phiên chợ ngày 27 tháng chạp luôn là phiên chợ lớn nhất năm khi những người nông dân mua sắm chuẩn bị Tết Nguyên đán. |
|
Đã thành thông lệ, vào phiên chợ ngày 27 Tết, người người nườm nượp đổ về con đê bên cạnh chợ để bày hàng từ 4h. |
|
Bởi người bán phải đến sớm để giữ chỗ, còn khách hàng cũng muốn là người đầu tiên để chọn được mặt hàng chất lượng nhất. |
|
Các hoạt động mua bán phải nhờ vào ánh đèn ắc quy, đèn pin hay đèn xe máy. |
|
Phiên chợ Tết ngày 27 tháp Chạp là dịp buôn bán lớn cuối cùng trong năm. Trong khi năm nay chuối thờ tăng giá đột biến lên 6.000 đồng/quả, tương đương khoảng 150.000-200.000 đồng/nải... |
|
...thì giá thịt lợn lại giảm còn khoảng 60.000 đồng/kg vì giá lợn hơi rẻ và nhiều gia đình tự mổ mà không ăn lợn chợ. |
|
Không giống như chợ thành phố, chợ Thanh Mai vẫn giữ được nhiều nét quê với những người nông dân mang đến bán vài món “cây nhà lá vườn”. |
|
Không ưa chuộng hoa tươi hay quất, đào như trung tâm Hà Nội, người dân nơi đây vẫn chọn hoa nhựa vì giá rẻ và dùng được nhiều năm. |
|
Hình ảnh quen thuộc của những cụ già bán đồ hàng mã. |
|
Những chiếc làn xưa cũ vẫn được sử dụng. |
|
Và đặc biệt là có những người đến đây chỉ để ngắm nhìn, để tận hưởng không khí chợ quê ngày Tết mà chẳng bán mua gì. |
|
Bản đồ khu vực chợ Thanh Mai. |