Nhiếp ảnh gia Noriko Hayashi ghi lại những khoảnh khắc một cô gái bị bắt và ép buộc kết hôn tại Kyrgyzstan, nơi gần 50% cuộc hôn nhân xuất phát từ phong tục này.
|
Khoảng gần 50% các cuộc hôn nhân ở Kyrgyzstan bắt nguồn từ tục "ala kachuu" (bắt và chạy). Dù đã bị cấm từ năm 1994, phong tục này vẫn phổ biến tại đây. |
|
Người đàn ông cùng bạn của anh ta lái xe quanh phố để tìm ra người phụ nữ họ muốn cưới làm vợ. Cô gái sau đó bị kéo vào xe và đưa thẳng tới nhà trai. |
|
Tại đây, những người phụ nữ lớn tuổi của nhà trai sẽ đón và thuyết phục cô gái trở thành vợ của kẻ vừa bắt cóc cô. |
|
Các cô gái bị bắt cóc thường bị buộc đội một chiếc khăn trắng. Điều này ám chỉ họ sẵn sàng trở thành cô dâu. |
|
Người Kyrgyzstan quan niệm một khi người con gái bước chân vào nhà của kẻ bắt mình và đội khăn trắng, họ không còn trong sạch và sẽ làm gia đình xấu hổ nếu trở về nhà. |
|
Đa phần phụ nữ trở thành vợ của người bắt mình. Theo thống kê, khoảng 84% phụ nữ bị bắt đồng ý kết hôn. |
|
Chú rể sẽ tới nhà bố mẹ cô dâu, tuyên bố anh ta đã bắt cóc con gái họ và đưa một khoản tiền thách cưới cho nhà gái. Đám cưới sẽ diễn ra không lâu sau đó. Nếu từ chối, cô gái có thể bị hãm hiếp và ép buộc làm đám cưới. |
|
Các tổ chức nhân quyền và chính phủ Kyrgyzstan đưa ra nhiều biện pháp bảo vệ phụ nữ khỏi hủ tục này. Tuy nhiên, chính suy nghĩ và quan niệm về "chiếc khăn trắng" khiến nhiều cô gái không có lối thoát. |