Nhiều nhà nghỉ trên đỉnh Mẫu Sơn bị bỏ hoang

22/12/2017 09:52:36

Lượng khách nghỉ qua đêm ít, khí hậu khắc nghiệt làm chi phí sửa chữa tăng cao, dự án đầu tư trục trặc khiến các chủ nhà nghỉ không còn mặn mà với việc kinh doanh.

Nhiều nhà nghỉ trên đỉnh Mẫu Sơn bị bỏ hoang
Khu du lịch Mẫu Sơn (Lạng Sơn) với độ cao trên 1.000 m so với mực nước biển, từ lâu đã nổi tiếng với khí hậu mát mẻ vào mùa hè, là điểm đón băng tuyết vào mùa đông. 
Nhiều nhà nghỉ trên đỉnh Mẫu Sơn bị bỏ hoang - 1
Tuy nhiên, trên đỉnh Mẫu Sơn dịch vụ khá nghèo nàn. Du khách không có nhiều sự lựa chọn về đồ ăn thức uống. Các sản vật địa phương không rõ nguồn gốc được bày bán, dịch vụ tắm lá thuốc không còn hoạt động.
Nhiều nhà nghỉ trên đỉnh Mẫu Sơn bị bỏ hoang - 2
Hầu hết du khách lên đỉnh Mẫu Sơn chỉ để đi dạo, chụp ảnh rồi về. Lượng khách nghỉ lại rất thấp.
Nhiều nhà nghỉ trên đỉnh Mẫu Sơn bị bỏ hoang - 3
Ông Sính, chủ nhà nghỉ 9 gian, có vị trí đắc địa nhất khu du lịch Mẫu Sơn, cho biết 10 năm trước, việc kinh doanh rất khấm khá, thường xuyên cháy phòng nhưng nay thì lượng khách giảm hẳn, chỉ còn tập trung vào mùa hè và dịp cuối tuần. 
Nhiều nhà nghỉ trên đỉnh Mẫu Sơn bị bỏ hoang - 4
Khí hậu khắc nghiệt khiến nhà nghỉ xuống cấp nhanh, đẩy chi phí sửa chữa lên cao, trong khi lượng khách giảm. 
Nhiều nhà nghỉ trên đỉnh Mẫu Sơn bị bỏ hoang - 5
Các chủ nhà nghỉ không còn mặn mà với việc cải tạo phòng nghỉ, nâng cao chất lượng dịch vụ. Giá nhà nghỉ ở Mẫu Sơn chỉ khoảng 200.000 đồng/đêm nhưng vẫn thường xuyên vắng vẻ.
Nhiều nhà nghỉ trên đỉnh Mẫu Sơn bị bỏ hoang - 6
Trong nhiều năm qua, cơ sở vật chất ở khu du lịch Mẫu Sơn không được cải thiện. Cơ bản nhất như nước sạch thì các cơ sở kinh doanh cũng phải tự túc bằng việc bơm nước từ khe suối hoặc hứng nước từ mái nhà.
Nhiều nhà nghỉ trên đỉnh Mẫu Sơn bị bỏ hoang - 7
Bà Tảy, chủ một nhà hàng ở đỉnh Mẫu Sơn, chia sẻ: "Câu chuyện đầu tư và khách du lịch giống như chuyện con gà – quả trứng. Một mặt thì phải có khách thì người ta mới đầu tư nhưng mặt khác phải đầu tư xây dựng, nâng cấp chất lượng dịch vụ thì mới có khách. Việc này, những hộ kinh doanh nhỏ lẻ như tôi không làm được mà phải dựa vào nhà nước hay công ty, tập đoàn lớn".
Nhiều nhà nghỉ trên đỉnh Mẫu Sơn bị bỏ hoang - 8
Trong khi đó, dự án Khu vui chơi giải trí và du lịch sinh thái Núi Tuyết Mẫu Sơn khởi công cuối năm 2016 thì đến tháng 9/2017 đã bị huỷ bỏ giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và dừng dự án, do chậm tiến độ. Đầu tháng 12, dự án được giao cho một công ty khác.
Nhiều nhà nghỉ trên đỉnh Mẫu Sơn bị bỏ hoang - 9
Lượng khách giảm, khí hậu khắc nghiệt làm chi phí sửa chữa tăng cao, dự án trục trặc khiến 6/13 nhà nghỉ ở khu vực đỉnh Mẫu Sơn dừng hoạt động.
Nhiều nhà nghỉ trên đỉnh Mẫu Sơn bị bỏ hoang - 10
Khu nhà nghỉ 7 gian với kiến trúc Pháp này đã bị bỏ hoang. Bên trong, nội thất được chuyển đi, chỉ còn lại những đống đổ nát bốc mùi ẩm mốc.
Nhiều nhà nghỉ trên đỉnh Mẫu Sơn bị bỏ hoang - 11
Phòng hội trường vẫn còn khá nguyên vẹn với bộ bàn ghế gỗ bị bỏ hoang và xuống cấp.
Nhiều nhà nghỉ trên đỉnh Mẫu Sơn bị bỏ hoang - 12
Một nhà nghỉ lớn và trông còn khá chắc chắn đã bị bỏ hoang 5 năm nay.
Nhiều nhà nghỉ trên đỉnh Mẫu Sơn bị bỏ hoang - 13
Bên trong nhà nghỉ, các bức tường mọc rêu, không khí lạnh lẽo, ẩm mốc.

Vùng núi Mẫu Sơn nằm ở phía đông bắc của tỉnh Lạng Sơn, thuộc địa phận chính của 3 xã Mẫu Sơn, Công Sơn huyện Cao Lộc và Lộc Bình.

Đỉnh Mẫu Sơn có độ cao trung bình 800-1.000 m so với mặt nước biển, với một quần thể 80 ngọn núi lớn nhỏ, nằm cách thành phố Lạng Sơn (huyện Lộc Bình) gần 30 km, có khí hậu ẩm ướt quanh năm, từ lâu được người Pháp chọn là nơi du lịch nghỉ dưỡng với nhiều ngôi nhà và biệt thự cổ. Hiện tại trên đỉnh Mẫu Sơn còn lưu giữ được nhiều ngôi biệt thự cổ có từ thời Pháp thuộc.

Khu vực Mẫu Sơn là nơi đón khối gió mùa đông bắc đầu tiên vào Việt Nam. Chính vì vậy, mùa đông nơi đây rất khắc nghiệt và thường xuyên có băng giá, sương mù. Tại đây không có nhiều hộ dân sinh sống mà chủ yếu chỉ có những người làm trong các nhà hàng, khách sạn ăn ở mỗi ngày.

Mẫu Sơn được đánh giá là khu vực có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái với lợi thế về điều kiện khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, những giá trị về bản sắc văn hoá dân tộc thuần khiết của đồng bào các dân tộc sinh sống quanh đỉnh núi như đã nêu trên, đang cần được đầu tư để phát triển và bảo đảm tính bền vững.

Theo Việt Hùng (Tri Thức Trực Tuyến)