Khi Nong Am đang ở trong phòng ngủ trưa với các bạn cùng lớp thì cựu cảnh sát Panya Khamrab, 34 tuổi, bước vào và xả súng.
Thật may mắn là cô bé vẫn ngủ say trong chiếc chăn được kéo trùm lên trên đầu. Trong khi những đữa trẻ khác hoảng sợ và bị kẻ tấn công giết chết. Tuy nhiên có vẻ như Khamrab dường như không để ý đến một đứa trẻ đang ngủ.
Wutthichai Baothong, chú của Nong Am đã gửi lời cảm ơn đến các giáo viên ở trường đã giúp đỡ để bảo vệ cháu anh.
Ông nói: "Đó là một phép màu, thần linhđã cứu sống cháu gái tôi. Nó là đứa duy nhất sống sót trong số hơn 30 đứa trẻ bị thiệt mạng hôm đó."
Nong Am đã được người thân an ủi bởi, tuy nhiên dường như em không hề biết về sự hỗn loạn diễn ra vào buổi chiều trước đó ở Nong But Lamphu, miền bắc Thái Lan.
Được biết sau vụ việc, Nhà vua và Hoàng hậu Thái Lan cũng đã đến thăm trung tâm chăm sóc trẻ em này để an ủi những gia đình có người thân là nạn nhân trong vụ thảm sát tồi tệ nhất trong lịch sử đất nước.
Vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng rằng tục buộc chỉ tay ở Thái Lan bắt đầu từ khi nào. Chỉ có thể đoán rằng tục buộc chỉ tay xuất phát từ niềm tin của người dân mang yếu tố tâm linh. Người lãnh đạo nghi lễ (hoặc nhà sư) sẽ làm phép vào sợi chỉ buộc tay để có tác dụng ở đó.
Sau khi sợi chỉ đã làm phép được buộc lên tay, người dân tin rằng người bệnh sẽ khỏi bệnh, những người sợ ma sẽ không bị ma quấy rối, còn đối với những người khỏe mạnh khi bị buộc chỉ tay, họ sẽ cảm thấy thanh thản hơn như có sự che chở của thần linh. Vì vậy, buộc chỉ tay được coi là một truyền thống cho đến hiện tại.
Tùy từng đối tượng mà chỉ tay sẽ có mục đích riêng, nhưng buộc vòng chỉ tay cho trẻ em thường người dân sẽ cầu cho cuộc sống sung túc và đứa bé dễ nuôi, mau lớn và khỏe mạnh.
Bình Minh (Nguoiduatin.vn)