Bản “khói đen”, bản “ít tiếng cười” hay bản “không đàn ông” là cách gọi khác khi nhắc đến bản biên giới Buốc Pát, xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
Lớp học điểm trường Buốc Pát, nơi gần 30 em của bốn lớp học 1,2,3,4 chỉ khoảng chừng 40 m2 gồm 4 tấm bảng đen, vài bộ bàn ghế gỗ đã cũ quay lưng lại với nhau - Ảnh: NAM TRẦN |
Có những cái tên kỳ lạ như vậy là bởi, ngày trước đàn ông trong bản hầu hết đều vướng vào vòng lao lý của ma túy, không bị đi tù thì cũng nghiện vì ma túy. Những nóc nhà chênh vênh nằm gọn trên những quả núi cao bởi thế cũng ít tiếng cười hơn.
Nhưng vài năm nay, cuộc sống ở Buốc Pát đã thay đổi tươi sáng hơn. Đặc biệt là trẻ em ở đây đã được đến lớp, được đi học ê a cái chữ, được ăn cơm có thịt.
Những hy vọng mới về một ngày cái “khói đen” không còn nữa và có nhiều hơn tiếng cười của những đứa trẻ, những chồi non Buốc Pát đang bừng hé. Dẫu biết rằng cuộc sống nơi đây vẫn còn rất khó khăn.
|
Vì cha mẹ lên nương nên nhiều em phải mang em nhỏ cùng đến lớp để trông em luôn - Ảnh: NAM TRẦN |
|
Thầy giáo Lê Bá Thành, một trong những giáo viên bám bản tại điểm trường cho biết, cuộc sống còn rất nhiều thiếu thốn, nhưng nhìn thấy các em học cái chữ, không phải lao động nữa, tương lai tươi sáng hơn lại cảm thấy vui và ấm lòng - Ảnh: NAM TRẦN |
|
Lớp học nhiều hôm thầy trò phải học trong tối, vì điện vẫn chưa về bản - Ảnh: NAM TRẦN |
|
Dù điều kiện còn khó khăn nhưng thầy trò điểm trường luôn chăm lo học cái chữ để có một tương lai sáng hơn - Ảnh: NAM TRẦN |
|
Nằm ở vùng biên cương điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, như hồi tháng 5-2016 một cơn lốc đã kéo bay cả mái trường mới xây dựng hơn 1 năm - Ảnh: NAM TRẦN |
|
Chiếc cổng trường chỉ là hai thân tre gắn một tấm gỗ lớn, không có tên trường - Ảnh: NAM TRẦN |
|
Các em dọn dẹp lớp sau giờ học - Ảnh: NAM TRẦN |
|
Các em đã được ăn cơm có thịt sau giờ học - Ảnh: NAM TRẦN |
|
Chân một bé trai không giầy, dép theo chị tới lớp học - Ảnh: NAM TRẦN |
Theo Nam Trần (Tuổi Trẻ)