Đầu tiên là khác biệt về cơ cấu tổ chức. Ví dụ như ở cấp trung đội, Thuỷ quân Lục chiến sẽ có bao gồm 3 tiểu đội hợp thành 1 trung đội, mỗi tiểu đội được chia nhỏ thành 3 tổ, mỗi tổ sẽ có hoả lực bao gồm súng phóng lựu, súng máy và súng trường. Nguồn ảnh: BI. Trong khi đó lục quân lại có cơ cấu tổ chức trung đội gọn nhẹ hơn với số lượng tiểu đội chỉ là 2 và mỗi tiểu đội cũng chỉ 2 tổ, mỗi tổ lại có tới 4 người. Trung đội chiến đấu của lục quân cũng bao gồm thêm 1 tiểu đội hoả lực, tiểu độ này sẽ được trang bị tên lửa chống tăng, súng máy hạng nặng hoặc thậm chí là xạ thủ bắn tỉa. Nguồn ảnh: Owe. Lục quân cũng thường có vũ khí hiện đại hơn Thuỷ quân Lục chiến. Các thiết bị hỗ trợ như ống ngắm quang học, đèn laser hay thậm chí cả áo giáp, giày, ủng, mũ và... kính râm của Lục quân cũng xịn hơn và hiện đại hơn. Nguồn ảnh: Stamp. Trong các thời kỳ nâng cấp trang bị, thậm chí Thuỷ quân Lục chiến còn phải dùng... hàng thải ra từ Lục quân. Thường thì Thuỷ quân Lục chiến Mỹ sẽ được nâng cấp trang bị chậm hơn Lục quân khoảng vài năm tuy nhiên không chậm hơn quá 5 năm. Nguồn ảnh: Fox. Hoả lực hỗ trợ của hai lực lượng này cũng khác nhau hoàn toàn mặc dù về cơ bản, hai lực lượng này đều nhận được hoả lực hỗ trợ từ cối, pháo, pháo phản lực hay tên lửa. Nguồn ảnh: Marines. Tuy nhiên khác biệt trong cách thức sử dụng hoả lực và loại hoả lực được dùng lại tỏ ra cực kỳ rõ. Ví dụ như Lục quân Mỹ sẽ không thể gọi hải pháo từ biển bắn vào trong khi đó, Thuỷ quân Lục chiến Mỹ cũng không được trang bị các loại pháo mặt đất hiện đại và nguy hiểm như phía Lục quân sở hữu. Nguồn ảnh: USMR. Vũ khí sẽ quyết định cách thức chiến tranh và chính sự khác biệt căn bản về biên chế vũ khí và hoả lực hỗ trợ của Thuỷ quân Lục chiến và Lục quân Mỹ cũng khiến hai lực lượng này có cách thức chiến đấu khác nhau hoàn toàn. Nguồn ảnh: RCD. Có thể lấy ví dụ như trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, Thuỷ quân Lục chiến Mỹ chỉ tham chiến chủ yếu ở Mặt trận Thái Bình Dương và được vận tải từ chiến trường này tới chiến trường khác bằng tàu hải quân. Trong khi đó ở châu Âu, Bộ binh Mỹ dù được đưa tới đây bằng tàu biển nhưng do đặc điểm đánh sâu vào đất liền nên toàn bộ các lực lượng tác chiến ở châu Âu lại chủ yếu là thuộc Lục quân. Nguồn ảnh: RCD. Cuối cùng là các lực lượng tinh nhuệ. Các lực lượng tinh nhuệ thuộc Thuỷ quân Lục chiến có thể bao gồm trinh sát bắn tỉa, do thám, tình báo Hải quân,... Nguồn ảnh: RCD. Trong khi đó ở phía Lục quân, các lực lượng tinh nhuệ nhất bao gồm đặc nhiệm (Ranger), nhảy dù và bắn tỉa. Nguồn ảnh: RCD.
Thuỷ quân Lục chiến Mỹ tập trận đổ bộ cùng Hàn Quốc.
Theo Tuấn Anh (Kienthuc.net.vn)