Cẩn thận kẹp chặt chiếc đèn lồng đỏ vào lòng, một thợ thủ công đang dán chữ "Thọ" lên lớp lụa bằng một loại nhũ vàng lấp lánh. Đây là một trong hàng triệu chiếc đèn lồng sẽ được treo ở khắp Trung Quốc dịp Tết Nguyên đán sắp tới. |
|
Khung cảnh này được ghi lại ở làng Tuntou, thuộc tỉnh Hà Bắc, ngôi làng được mệnh danh là kinh đô đèn lồng đỏ của Trung Quốc. |
|
Bai Liwei, một người dân trong làng, cho biết khoảng 80-90% lồng đèn được sử dụng tại Trung Quốc xuất phát từ các cơ sở thủ công tại đây. |
|
Làng Tuntou làm đèn lồng từ thế kỷ 18. Từ những năm 1980, nghề thủ công được mở rộng một cách nhanh chóng và thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. |
|
Ngôi làng không có nhiều nhà máy lớn, thay vào đó là cơ sở sản xuất tư nhân, nơi các thành viên trong gia đình cùng tập trung sản xuất. Sản phẩm của họ là những chiếc đèn lồng được làm từ khung kim loại, bên ngoài bọc lụa đỏ và trang trí chữ vàng. |
|
Trong văn hoá Trung Quốc, màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn và hạnh phúc. Người dân Trung Quốc thường treo đèn lồng đỏ vào dịp quan trọng như cưới hỏi, khai trương cửa hàng và các lễ hội truyền thống. |
|
Số lượng đèn lồng được bán ra tăng đột biến vào dịp Tết, khi nhà nhà đều trang trí đèn lồng đỏ. Trong hai tháng qua, làng Tuntou đã tung ra nhiều mẫu đèn lồng để chuẩn bị cho Tết cổ truyền. "Ngoài đợt cao điểm trong mùa lễ hội, chúng tôi còn nhận nhiều đơn hàng đặc biệt như lồng đèn có kích cỡ khổng lồ hay trang trí Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh", Bai Liwei nói. Ảnh: Xinhua |
|
Theo Bai, họ sản xuất hàng chục triệu chiếc đèn lồng mỗi năm. Một phần còn được xuất khẩu sang Đông Nam Á, Mỹ hay Nhật Bản. Nhờ đó, công việc này đã trở thành trụ cột kinh tế cho làng Tuntou. |
Theo truyền thống, các từ "hạnh phúc", "bình an" hay "gia đình" thường được sơn lên mặt ngoài đèn lồng. Nhưng trong vài năm trở lại đây, đa số đèn lồng được trang trí bằng các từ trong 12 giá trị cốt lõi mà Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra như "dân chủ", "tự do", "bình đẳng" |