Vụ phóng tên lửa gần đây nhất của Triều Tiên làm dấy lên lo ngại về năng lực răn đe của Bình Nhưỡng đã vươn lên tầm cao mới. Tuy nhiên, khu phi quân sự (DMZ) nằm giữa hai miền Triều Tiên dường như chưa tăng nhiệt sau những diễn biến đó.
Đường vào khu phi quân sự Triều Tiên. Hai bên đường cao tốc là ruộng đồng và đồi núi vắng vẻ. Nhiều dân Hàn Quốc sống gần khu phi quân sự đã được sơ tán sâu xuống phía nam để tránh bị ảnh hưởng nếu xảy ra sự cố. Ảnh: Thu Loan Mục đích phía Hàn Quốc để các đoàn khách du lịch có đăng ký đến thăm là để mọi người hiểu về lịch sử và nắm được tình hình giữa hai nước từ khi khu phi quân sự được lập nên ở vĩ tuyến 38, sau khi hai miền ký thỏa thuận đình chiến năm 1953. Trong ảnh: Một chốt kiểm tra các phương tiện và người vào khu phi quân sự. Ảnh: Thu Loan Tấm biển gần chốt kiểm tra thông báo tất cả những ai đi vào đây đều phải kiểm tra nhân thân. Ảnh: Thu Loan Tấm biển chỉ dẫn vào Trại Bonifas. Là căn cứ quân sự của Bộ Tư lệnh Liên Hợp quốc, Trại Bonifas nằm cách đường phân cách hai miền Triều Tiên 2.400m. Trại này được bàn giao cho Hàn Quốc từ năm 2006. Ảnh: Thu Loan Tấm biển trước tòa nhà nhà của Ban thư ký Ủy ban đình chiến quân sự thuộc Bộ chỉ huy Liên hợp quốc tại Hàn Quốc Phòng làm việc của Ban thư ký. Ảnh: Thu Loan Góc trưng bày quà tặng từ nhiều quốc gia. Ảnh: Thu Loan Một quân nhân của Hải quân Mỹ đang làm nhiệm vụ tại tòa nhà. Ảnh: Thu Loan Thỏa thuận đình chiến giữa quân đội hai miền Triều Tiên vẫn được đặt trên bàn trong tòa nhà. Bàn này là một phần của chiếc bàn là nơi diễn ra sự kiện ký thỏa thuận đình chiến giữa hai miền Triều Tiên. Ảnh: Thu Loan Trang cuối của thỏa thuận đình chiến liệt kê các bên ký thỏa thuận, gồm đại diện quân đội Triều Tiên, đại diện lực lượng chí nguyện quân Trung Quốc, đại diện quân đội Mỹ và Bộ chỉ huy Liên Hợp quốc. Ảnh: Thu Loan Một bức ảnh trên bàn là hình ảnh Tướng Mỹ Mark Clark ký Hiệp định đình chiến vào ngày 27/71953. Ảnh: Thu Loan Ảnh chụp bài viết trên báo Mỹ New York Times về sự kiện ký Hiệp định đình chiến giữa hai miền Triều Tiên. Ảnh: Thu Loan Bức ảnh treo trên tường tóm tắt giai đoạn 1 của chiến tranh Triều Tiên Tóm tắt giai đoạn 2 của chiến tranh Triều Tiên Tóm tắt giai đoạn 3 của chiến tranh Triều Tiên Tóm tắt giai đoạn 4 của chiến tranh Triều Tiên Tóm tắt giai đoạn 5 của chiến tranh Triều Tiên Nơi lính canh Hàn Quốc và Triều Tiên thường xuyên giáp mặt nhau từ hai bên của đường phân cách. Tòa nhà của Triều Tiên nằm ngay bên kia đường phân cách. Hai quân nhân Triều Tiên đều ra chụp ảnh mỗi khi có đoàn khách đến thăm đứng ở phía Hàn Quốc. Ảnh: Thu Loan Một lính Hàn Quốc đứng gác ngay đường phân cách. Ảnh: Thu Loan Trước cửa phòng họp của Ủy ban đình chiến quân sự thuộc Bộ chỉ huy Liên hợp quốc. Ảnh: Thu Loan Trong phòng họp của Ủy ban đình chiến quân sự thuộc Bộ Tư lệnh Liên hợp quốc. Ảnh: Thu Loan Hai lính Hàn Quốc đứng gác trong phòng họp của Ủy ban đình chiến quân sự thuộc Bộ Tư lệnh Liên hợp quốc. Ảnh: Thu Loan Nhìn từ phía Hàn Quốc là ngôi làng mà phía Hàn Quốc và Mỹ gọi là làng tuyên truyền của Triều Tiên. Ngôi làng này gồm một cột cờ cao và nhiều tòa nhà được cho là không có người ở. Ảnh: Thu Loan Vì nằm gần Triều Tiên và bị vây quanh bởi các chốt kiểm tra của Triều Tiên, chốt kiểm soát số 3 này được gọi là “Tiền đồn cô đơn nhất thế giới”. Chốt này nằm cạnh cây cầu vắt qua đường phân định hai miền. Ảnh: Thu Loan Một cột mốc đánh dấu đường phân chia giữa hai miền Triều Tiên. Cho đến nay chỉ còn khoảng 15% số cột mốc như vậy còn tồn tại. Sau khi ký hiệp định đình chiến, hai bên chỉ định cắm mốc tạm thời, nhưng không ngờ chúng phải tồn tại lâu đến thế. Tấm bia kỷ niệm nằm ngay gần đường phân giới. Tấm bia này được thiết kế bởi sĩ quan người Canada David Dumont dưới danh nghĩa Bộ Tư lệnh Liên Hợp Quốc. Bia được dựng ngày 27/7/2003 Chốt kiểm soát số 3 là nơi diễn ra vụ kiện một nhóm lính Triều Tiên tấn công nhóm lính Hàn Quốc và Mỹ đang tỉa cây ở khu phi quân sự năm 1976, hậu quả là 2 lính Mỹ thiệt mạng. Chủ tịch Triều Tiên Kim Nhật Thành sau đó gửi lời xin lỗi bằng văn bản, còn lực lượng Mỹ và Hàn Quốc phản ứng bằng hành động mang tính biểu tượng là chặt bỏ cây này. Cạnh chốt kiểm soát này là “Cây cầu không trở lại”. Nằm vắt qua đường phân định giữa hai miền, cây cầu này từng được dùng để trao đổi tù binh sau khi chiến tranh Triều Tiên chấm dứt năm 1953. Ảnh: Thu Loan Nhà bán đồ lưu niệm trong khu tổ hợp của Bộ Tư lệnh Liên Hợp quốc. Cửa hàng bên trong có bán cả loại rượu Triều Tiên được nhập cách đây nhiều năm. Ảnh: Thu Loan Một ngôi đền vừa được xây dựng trong khu tổ hợp cách đây vài tháng. Ảnh: Thu Loan |
Theo Thu Loan (Tiền Phong)