Tối 7/10, người dân đi trên các tuyến đường của quận Cầu Giấy, Nam Từ Liêm... đều thấy mắt cay xè bởi một làn khói trắng đục.
Đại lộ Thăng Long lúc 20h ngày 7/10, nơi nhìn rõ nhất quang cảnh bị bao phủ màu trắng của khói. |
|
21h tại quảng trường Mỹ Đình trời phủ khói mù. Nhiều người dân sống gần quận Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Hà Đông khi để ý đều cảm nhận được có mùi khét nhẹ xộc vào mũi, mắt hơi cay cay. |
|
Người dân vui chơi phía khu vực cổng vào sân vận động dưới làn khói trắng đục. |
|
Màu trắng đục này nhìn rõ nhất qua bóng đèn cao áp, đèn xe máy và ôtô. |
|
Hiện tượng khói mù xảy ra từ khoảng 20h tối 7/10 kéo dài đến 1h sáng ngày 8/10 rồi tan dần. |
|
Khu vực đường dẫn lên cầu Nhật Tân nhuốm đặc khói mù. |
|
Khói mù có thể quan sát rõ hơn qua ánh đèn ôtô trên đường Võ Chí Công. |
|
Khói tập trung nhiều ở trên cao, vào ban đêm nhìn thấy rõ nhất qua ánh đèn cao áp. Hình ảnh ghi lại tại đường Đỗ Đức Dục. |
|
Cầu vượt Nguyễn Chí Thanh - Kim Mã cũng mịt mù. |
|
Khu vực phía tây Hà Nội - đường dẫn xuống hầm chui Trung Hòa. |
|
Phía Bắc của Hà Nội nhìn từ huyện Đông Anh cũng bị bao trùm bởi khói trắng. |
|
Nhiều người cho rằng, khói mù xuất hiện trong những ngày qua là do người dân các huyện ngoại thành như Hoài Đức, Đông Anh, Nam Từ Liêm... đốt rơm rạ gây ra. |
|
Khói mù thường xuất hiện trong khoảng tháng 9, 10 trùng với thời gian người dân thu hoạch lúa. Hình ảnh tại một cánh đồng thuộc huyện Hoài Đức giáp nội đô Hà Nội chiều 7/10. |
|
Khói trên cánh đồng tại quận Nam Từ Liêm theo làn gió bay vào thủ đô khiến không khí trở nên ngột ngạt. |
|
Với người nông dân việc đốt rơm là là cách xử lý rơm sau thu hoạch thuận tiện nhất. |
|
Cột sóng của Đài truyền hình Hà Nội bị bao phủ bởi khói mù. |
Vài năm gần đây, vào mỗi dịp mùa gặt của bà con nông dân thì hiện tượng khói mù quang hóa bao trùm thành phố lại xảy ra. Theo các nhà khoa học, nguyên nhân này có nguồn gốc từ phát xả ô nhiễm dưới mặt đất, trong đó có khói rơm rạ bị phát tán mạnh khi có gió thổi, khí giao thông, lò gạch, khí thải công nghiệp… Khi không khí dưới mặt đất nóng, nhưng lớp không khí trên cao còn nóng hơn dẫn đến tình trạng không đối lưu được. Bởi vậy, chất độc hại từ tầng không khí bên dưới không thoát lên, tích tụ lại và tạo thành khói khi gặp một số điều kiện thời tiết nhất định. Việc đốt nhiều rơm rạ trong cùng một lúc sẽ làm nóng bầu khí quyển khiến nhiệt độ trở nên nóng hơn, đẩy nhiệt độ lên cao. Ở Hà Nội, việc nhà cao tầng quá nhiều so với các địa phương khác nên đã dẫn tới hiện tượng này. Vì lý do đó sự lưu thông khí kém hơn, trong khi đó mức độ ô nhiễm không khí ở Hà Nội cao do khí thải độc hại từ động cơ và khu công nghiệp nên dễ gây ra mù quang hóa. |