Nhiều năm nay, làng Vũ Đại (nay là Đại Hoàng, Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà Nam) đã có nghề kho cá bằng niêu đất. Ngày thường chỉ hơn 10 hộ làm nghề, nhưng khi Tết đến thì cả làng nghi ngút khói.
Cận Tết Nguyên đán, vợ chồng chị Trần Thị Thu Hường (xã Hòa Hậu, Lý Nhân) gần như không có ngày nghỉ. Mỗi ngày, cặp vợ chồng này phải chuẩn bị cả trăm nồi cá kho để giao cho khách. "Các hộ kho cá bán chỉ trông vào mùa Tết bởi lượng tiêu thụ tăng gấp vài lần ngày thường", chị Hường chia sẻ.
Ngày thường, cá kho chỉ bán được khoảng 30 niêu, nhưng dịp Tết, mỗi ngày có thể bán được 200 niêu. Tính cả mùa Tết lượng cá bán ra tầm vài nghìn nồi.
Nhiều năm nay, làng Vũ Đại (nay là Đại Hoàng, Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà Nam) đã có nghề kho cá bằng niêu đất. Ngày thường chỉ hơn 10 hộ làm nghề, nhưng khi Tết đến thì cả làng nghi ngút khói.
Cận Tết Nguyên đán, vợ chồng chị Trần Thị Thu Hường (xã Hòa Hậu, Lý Nhân) gần như không có ngày nghỉ. Mỗi ngày, cặp vợ chồng này phải chuẩn bị cả trăm nồi cá kho để giao cho khách. "Các hộ kho cá bán chỉ trông vào mùa Tết bởi lượng tiêu thụ tăng gấp vài lần ngày thường", chị Hường chia sẻ.
Ngày thường, cá kho chỉ bán được khoảng 30 niêu, nhưng dịp Tết, mỗi ngày có thể bán được 200 niêu. Tính cả mùa Tết lượng cá bán ra tầm vài nghìn nồi.
Không chỉ cầu kỳ trong quá trình chế biến, lúc kho cá cũng đòi hỏi rất nhiều công sức. Cả quá trình này sẽ mất khoảng 15 tiếng.
Đây là công đoạn khó khăn, vất vả nhất của người kho. Trong gian bếp vừa nóng, vừa khói bay mù mịt, những người kho cá bị đau rát mắt, đôi lúc bị sặc khói và ho đến thở không nổi.
Theo Việt An (Ngoisao.net)