Trong 10 năm qua (2007-2017), sự giàu có của top 10 quốc gia giàu nhất thế giới đã thay đổi rất nhiều.
Trung Quốc và Ấn Độ đã tăng hơn gấp đôi sự giàu có, cụ thể: Trung Quốc tăng từ 8,3 nghìn tỷ USD lên 24,8 nghìn tỷ USD (tăng 198%); Ấn Độ từ 3,2 nghìn tỷ USD lên 8,2 nghìn tỷ USD (160%).
Trong khi đó, các nền kinh tế phát triển như Mỹ và Nhật Bản gia tăng sự giàu có ở mức khiêm tốn hơn. Cụ thể: Mỹ đã tăng từ 52,2 nghìn tỷ USD lên 62,6 nghìn tỷ USD (tăng 20%); Nhật Bản từ 16 nghìn tỷ USD lên 19,5 nghìn tỷ USD (tăng 22%).
Một số như Ý và Pháp thậm chí còn mất đi một phần sự giàu có trong cùng thời gian này. Tổng tài sản tư nhân của Ý đã giảm từ 5,3 nghìn tỷ USD xuống 4,3 nghìn tỷ USD (giảm 19%), Pháp giảm từ 7,5 tỷ nghìn tỷ USD xuống 6,6 tỷ USD (giảm 11%).
Cuối cùng, cần lưu ý rằng sự sụt giảm của Anh từ khoảng 2 nghìn tỷ USD xuống 1,35 nghìn tỷ USD (giảm 2%) chủ yếu là do sự mất giá của đồng bảng Anh.
Dự đoán về sự thay đổi mức độ giàu có của toàn cầu trong 10 năm tới, New World Wealth cho rằng, 10 quốc gia này vẫn thống trị bảng xếp hạng nhưng trật tự sẽ thay đổi đáng kể. Theo đó, thứ tự lần lượt sẽ là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Anh, Đức, Úc, Canada, Pháp, Ý.
Thứ tự xếp hạng của ba nước giàu nhất vẫn giữ nguyên, Ấn Độ dự kiến sẽ bứt phá lên vị trí thứ 4 với 24,7 nghìn tỷ USD (tăng 200%).
Trong khi đó, Pháp và Úc sẽ tăng trưởng trái chiều. Pháp sẽ tiếp tục ở vị trí thứ 9 khi tổng tài sản tư nhân dự kiến chỉ tăng 10% trong một thập kỷ tới, còn Úc sẽ tăng cường sự giàu có với tốc độ ấn tượng 70%.
Đến năm 2027, Úc dự kiến sẽ trở thành quốc gia giàu thứ 7 thế giới về tài sản tư nhân, với tổng tài sản 10,4 nghìn tỷ USD, xấp xỉ các cường quốc như Đức và Anh, với tài sản tư nhân mỗi nước gần 11 nghìn tỷ USD.
Để thấy rõ hơn về mức độ giàu có của 10 quốc gia trên, hãy xem infographic dưới đây:
Theo Kiều Châu (Diễn Đàn Đầu Tư)