Trong lần thí điểm lần 2, Công ty cổ phần cải thiện môi trường Nhật Việt bổ sung công nghệ, lắp đặt thêm khu vực trình diễn xử lý nước sông Tô Lịch, đoạn đầu đường Hoàng Quốc Việt (Cầu Giấy - Hà Nội). Chuyên gia Nhật cho biết, việc lắp đặt để các cơ quan quản lý nhà nước, chuyên gia môi trường, và đặc biệt là người dân có thê cảm nhận được rõ nguyên lý và thực tế diễn ra ở bên trong của quá trình xử lý nước bằng công nghệ Nano-Bioreactor bên trong lòng sông Tô Lịch bao gồm toàn bộ các quá trình xử lý yếm khí, hiếu khí,... xử lý nước thải sông Tô Lịch thành nước đạt chuẩn QCVN.
Bể đầu tiên là đặt tấm vật liệu Bioreactor để kích hoạt vi sinh vật yếm khí. Nước sông Tô Lịch ô nhiễm sẽ được bơm trực tiếp vào bể này.
Ở bể tiếp theo đặt máy Nano loại nhỏ để kích hoạt vi sinh vật yếm khí.
Sau khi bùn hữu cơ được phân hủy thì bùn vô cơ sẽ lắng đọng lại ở bể thứ 3.
Bể cuối cùng là bể nước sạch đạt quy chuẩn Việt Nam có thể dùng để tắm rửa.
Để chứng minh kết quả thí nghiệm, chỉ sau vài ngày lắp đặt, chuyên gia Nhật tự mình tắm, gội rửa, ngụp lặn bằng nước sông Tô Lịch đã qua quá trình xử lý bằng "bảo bối" công nghệ Nhật.
TS.Kubo Jun tự tay lấy mẫu nước đã qua xử lý vào chai nhựa. Nhìn bằng mắt thường cũng thấy nước có màu trong khác hẳn so với màu đen của sông Tô Lịch.
Mẫu nước trước khi xử lý và mẫu nước sau khi xử lý đạt quy chuẩn Việt Nam.
Chuyên gia Nhật cho biết, sau khi lượng bùn tầng đáy bị phân hủy gần như hoàn toàn thì dù nước thải từ bên ngoài có đổ vào liên tục hàng ngày nhưng sẽ được xử lý ngay trong ngày mà không cần thu gom, tách nước thải từ nguồn, không luân chuyển nước thải đi nơi khác, không dồn chất ô nhiễm xuống hạ lưu.
Theo quan sát của PV, nước sông Tô Lịch bên ngoài khu thí điểm trở về màu đen sau đợt xả nước từ Hồ Tây.
Nhiều điểm xuất hiện váng đen bẩn.
Người dân Hà Nội mong đợi nước sông Tô Lịch có thể trở lại như ngày xưa, "vừa trong vừa mát" và sau này có thể tắm tại sông Tô Lịch.
Theo Duy Phạm (Tiền Phong)