Đào đá sống trên các vùng núi cao có khí hậu lạnh nên vào dịp Tết được nhiều người săn lùng để mang về xuôi. Ảnh: Đào Thọ Trong hàng trăm cành thỉnh thoảng mới có được một cành "khủng". Giá của một cành đào đá thường tỷ lệ thuận với độ lớn, thế, tỷ lệ sần sùi, rêu mốc, búp, lộc. Ảnh: Đào Thọ Một người dân ở xã Na Ngoi (Kỳ Sơn) chở về cành đào đá giá 10 triệu đồng choán hết cả lối đi. Người dân này cho hay, nếu có xe chở ra tới thị trấn, giá này còn có thể đẩy lên mức cao gấp đôi. Để có được đào này, phải đốn nguyên cây, chỉ trừ lại gốc. Ảnh: Đào Thọ Một cành có đường kính 40 cm. Phải mất từ 40 - 50 năm mới có được 1 cây đào như thế này. Tuy nhiên, vì giá cao nên người dân sẵn sàng chặt hạ để bán. Ảnh: Đào Thọ Để phục vụ thú chơi của các đại gia, người dân còn bứng nguyên cả gốc đào để đưa về xuôi. Ảnh: Đào Thọ Với đào đá, cành có nhiều rêu mốc càng có giá. Ảnh: Đào Thọ Một cành đào đẹp phải vừa có thế, vừa có lộc và búp nở đúng dịp Tết. Ảnh: Đào Thọ Trên những cành đào "khủng" còn mọc lên những loại cây ký sinh tự nhiên. Những cành đào này thường có giá cao hơn nhiều các cành bình thường. Ảnh: Đào Thọ Để thu hút người mua, anh Vừ Bá Thắng ở bản Phù Khả 1 (xã Na Ngoi - Kỳ Sơn) còn trang trí thêm chú gà lai rừng trên cành đào. Ảnh: Đào Thọ Nhiều thanh niên phải vật lộn mới mang được cành đào "khủng" về tới bản. Ảnh: Đào Thọ Giá tận gốc của những cành đào này đều từ 10-20 triệu, tuy nhiên một số thương lái tiết lộ, nếu đem về xuôi thì giá có thể cao gấp 2-3 lần. Cũng vì thú chơi đào đá nguyên gốc, nguyên rễ, đào cổ thụ nên hiện nay, đào đá ở vùng núi Nghệ An ngày càng hiếm. Người dân phải sang tận các bản làng của nước bạn Lào để săn tìm. Ảnh: Đào Thọ Theo Đào Thọ (Báo Nghệ An)