Theo Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), kính thiên văn không gian Kepler phát hiện Kepler-452b – hành tinh giống trái đất từ trước tới nay. "Thành tựu đột phá này đưa chúng ta tới gần hơn mục tiêu tìm thấy phiên bản 2.0 của trái đất", ông John Grunfeld, một quan chức cấp cao của NASA, nói. Ảnh: NASA |
|
Kính thiên văn phát hiện dấu hiệu của nước trên bề mặt Kepler-452b. Theo giới khoa học, đá là vật chủ yếu trong thành phần cấu tạo của Kepler-452b. Ngoài ra, nó còn là hành tinh nhỏ nhất xoay quanh một ngôi sao và có khả năng nuôi dưỡng sự sống. Ảnh: SETI |
|
Các nhà khoa học ví Kepler-452b (phải) như "anh của trái đất" bởi nó có đường kính lớn hơn địa cầu khoảng 60%. Hành tinh này cách trái đất 1.400 năm ánh sáng. Nó xoay một vòng quanh ngôi sao riêng trong 385 ngày, nghĩa là chỉ hơn thời gian xoay của trái đất quanh mặt trời khoảng 20 ngày. Ảnh: NASA |
|
Khi quan sát Kepler-452, ngôi sao riêng của Kepler-452b, giới khoa học phát hiện ra nó có rất nhiều điểm tương đồng với mặt trời của chúng ta. Kepler-452 là một ngôi sao đã tồn tại 6 tỷ năm, nhiều tuổi hơn mặt trời là 1,5 tỷ năm. Nhiệt độ của nó tương đương với mặt trời, song đường kính lớn hơn 10% và độ sáng cao hơn 20%. Ảnh: NASA |
|
Khoảng cách từ Kepler-452b đến ngôi sao riêng chỉ lớn hơn 5% so với cự ly từ trái đất tới mặt trời. Ảnh: NASA |
|
Kính thiên văn Kepler phát hiện 51 PEG b - hành tinh đầu tiên quay quanh một ngôi sao giống mặt trời - vào năm 1995. 21 năm sau, thế giới tìm ra một hành tinh khác sở hữu nhiều điểm tương đồng nhất với trái đất. Đây là bước đột phá của NASA trong sứ mệnh tìm kiếm sự sống ngoài vũ trụ. Ảnh: NASA |