Đây là một căn nhà khá rộng, trước kia là một căn nhà bề thế nhất Bạc Liêu, người dân thường quen gọi là “nhà Lớn”. Nằm trong hệ thống nhà hàng khách sạn “công tử Bạc Liêu”, ngôi nhà thu hút hàng trăm lượt khách du lịch đến khám phá căn biệt thự của vị công tử ăn chơi nhất xứ Nam Kì thời trước. Ảnh: BT
Đồ đạc trong phòng đều rất đẹp và quí cho xứng tầm với một công tử nhà giàu. Đặc biệt, dàn nội thất ở bên trong nhà Công tử Bạc Liêu mang phong thái cực kỳ bề thế và sang trọng. Anh Nguyễn Thái Sơn, du khách đến từ Bắc Ninh cho biết, đối với các loại nội thất bằng gỗ, bản thân tôi cũng có am hiểu, rất nhiều bộ bàn ghế bằng gỗ quý có tuổi đời gần trăm năm có giá trị vài chục tỉ. Nhưng dàn nội thất bằng gỗ bên trong nhà Công tử Bạc Liêu là rất khó để "cân đo đong đếm" về giá vì nó đều được cẩn xà cừ sắc sảo, thanh thoát kèm theo đó nó đã gắn liền với tên tuổi của một con người đã quá nổi tiếng về mức độ ăn chơi, là một trong các Công tử Bạc Liêu những năm 1930 -1940 là ông Trần Trinh Huy hay Ba Huy . Ảnh: Bảo Trung
Những chiếc bình, chum trà trang trí hình rồng đã tô điểm cho ngôi nhà thêm nhiều màu sắc sống động. Bên cạnh đó, một số tiền cổ của thời kỳ trước cũng được mang ra trưng bày, gợi nhớ cho du khách phần nào có thể hình dung về một giai đoạn lịch sử thăng trầm đã qua. Các đồ vật nơi đây đều rất cổ và quí hiếm, tuy đã mất mát nhiều do chiến tranh và các nguyên nhân khác nhưng những thứ còn lại cũng đủ nói lên được sự giàu có của gia đình ông Hội Trạch lúc bấy giờ. Ảnh: Bảo Trung
Điểm độc đáo nhất ở nơi đây là chiếc máy điện thoại cổ có từ đời Pháp thuộc đến giờ vẫn còn sử dụng tốt. Bên cạnh đó, rất nhiều cổ vật có tuổi đời hàng trăm năm hiện vẫn được lưu trữ còn khá nguyên vẹn tại đây. Ảnh: Bảo Trung Tượng ông Trần Trinh Trạch và phu nhân. ÔngTrần Trinh Trạch (1872-1942) hay thường gọi là Hội đồng Trạch, tức cha Công tử Bạc Liêu - Trần Trinh Huy, ông nguyên là thành viên của Hội đồng Tư mật Nam kỳ (Conseil Preivé), nguyên Chánh hội trưởng và đồng sáng lập Ngân hàng Việt Nam - ngân hàng đầu tiên do chính người Việt Nam sáng lập và điều hành. Ông được coi là một trong “Tứ đại Phú hộ” của Sài Gòn. Căn nhà Công tử Bạc Liêu hiện nay có giá khoảng 400 tỉ đồng Ảnh: Bảo Trung
Nhiều du khách khi đến tham quan nhà Công tử Bạc Liêu không khỏi thán phục những đường nét tinh tế trong kiến trúc xây dựng. Với những đường nét thiết kế tỉ mỉ, bên trong ngôi nhà cũng toát lên nét sang trọng và quý phái. Ảnh: Bảo Trung Chiếc Peugeot thể thao từng được Công tử Bạc Liêu sử dụng, sản xuất năm 1922. Loại xe này cả miền Nam khi ấy chỉ có 2 chiếc, một chiếc của ông Huy còn chiếc kia là của vua Bảo Đại. Ảnh: Bảo Trung Theo Bảo Trung (Lao Động)