Dân miền Trung "rồng rắn" ở Hội An xin lộc đầu năm

12/02/2017 15:57:00

Dịp Tết Nguyên tiêu, hàng nghìn người dân các tỉnh miền Trung xếp hàng dài ở phố cổ Hội An (Quảng Nam) để chờ được vào chùa cầu xin tài, lộc đầu năm mới.

Dịp Tết Nguyên tiêu, hàng nghìn người dân các tỉnh miền Trung xếp hàng dài ở phố cổ Hội An (Quảng Nam) để chờ được vào chùa cầu xin tài, lộc đầu năm mới.

Sáng 12/2, dòng người từ khắp các tỉnh miền Trung đổ về phố cổ Hội An xếp hàng vào chùa Ông trên đường Trần Phú xin tài, lộc dịp rằm tháng Giêng.
 
Dan mien Trung 'rong ran' o Hoi An xin loc dau nam hinh anh 2
Đường Nguyễn Huệ đông nghẹt người xếp hàng chờ đến lượt.
 
Dan mien Trung 'rong ran' o Hoi An xin loc dau nam hinh anh 3
Trước tình hình người dân lễ chùa tăng đột biến vào ngày cuối tuần, chính quyền TP Hội An phải dựng hàng rào chắn để đảm bảo an toàn giao thông.
 
Dan mien Trung 'rong ran' o Hoi An xin loc dau nam hinh anh 4
Dòng người lễ chùa nối hàng dài bít cả lối đi ở ngã tư đường Phan Chu Trinh và Nguyễn Huệ.
 
Dan mien Trung 'rong ran' o Hoi An xin loc dau nam hinh anh 5
Trên đường Nguyễn Huệ, hàng người nối dài theo hai hàng.
 
Dan mien Trung 'rong ran' o Hoi An xin loc dau nam hinh anh 6
Anh Huỳnh Đức Phúc (ngụ huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) cùng nhóm bạn ôm hoa tươi, trái cây chờ đến lượt vào chùa cầu xin tài, lộc may mắn. "Tôi cùng 14 người bạn Quảng Nam, Đà Nẵng hẹn nhau về đây dâng hương, hoa quả cầu xin tài lộc, làm ăn may mắn trong năm mới", anh Phúc thổ lộ.
 
Dan mien Trung 'rong ran' o Hoi An xin loc dau nam hinh anh 7
Cô gái cầm theo đóa hoa hồng vàng vào chùa với mong muốn xin lộc.
 
Dan mien Trung 'rong ran' o Hoi An xin loc dau nam hinh anh 8
Dòng người chen chân dâng hương thành kính.
 
Dan mien Trung 'rong ran' o Hoi An xin loc dau nam hinh anh 9
Nhiều người dâng lễ chùa dịp Tết Nguyên tiêu với tâm niệm, xin được "lộc Bình An Đại Cát".
 
Dan mien Trung 'rong ran' o Hoi An xin loc dau nam hinh anh 10
Sau nhiều giờ xếp hàng chờ đợi, hai cô gái tỏ rõ niềm hạnh phúc vì xin được lộc ở ngôi chùa nổi tiếng phố cổ. "Chúng em ở xa nên phải thức dậy từ 4h đi xe máy về đây mất 2 giờ. Sau khi gửi xe, mọi người phải xếp hàng trên đường phố Hội An chờ thêm gần 2 giờ liền mới vào được chùa xin lộc đầu năm", Hà (ngụ huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) nói.
 
Dan mien Trung 'rong ran' o Hoi An xin loc dau nam hinh anh 11
Hai chị em Phan Nguyễn Doanh Doanh (11 tuổi) và Phan Nguyễn Linh Đan (9 tuổi, ngụ phường Minh An, TP Hội An) vui vẻ sau khi cầu xin "đồng tiền may mắn" ở Hội quán Phước Kiến.
 
Dan mien Trung 'rong ran' o Hoi An xin loc dau nam hinh anh 12
Đông đảo du khách cùng người dân tham quan Hội quán Phước Kiến nhân dịp Tết Nguyên tiêu. Bà Nguyễn Thị Nhàn (ngụ huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) cho biết rằm tháng Giêng năm nào các thành viên gia đình bà cũng về chùa Phước Kiến thắp hương nguyện cầu sức khỏe, năm mới bình yên, hạnh phúc.
 
Dan mien Trung 'rong ran' o Hoi An xin loc dau nam hinh anh 13
Dịp này, nhiều đoàn du khách quốc tế cũng đến tìm hiểu bản sắc văn hóa, đặc biệt là hòa mình giữa không gian ngày hội Tết Nguyên tiêu độc đáo ở phố cổ nơi đây. Anh Huỳnh Công Hà, hướng dẫn viên quốc tế đưa 62 người Indonesia đến tham quan Hội An. "Họ vô cùng thích thú khi đi thuyền trong đêm hội thả hoa đăng, viếng thăm nhiều ngôi chùa cổ trang hoàng rực rỡ", anh Hà nói.
 

Hội quán Phước Kiến được xây năm 1697, thờ Thiên hậu Thánh Mẫu và các vị thần bảo hộ về sông nước, tiền của, con cái. Hội quán này được cấp bằng Di tích Lịch sử văn hóa quốc gia ngày tháng 2/1990.

Tương truyền, tiền thân của Hội quán là một gian miếu nhỏ thờ pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu (bà chúa phù hộ cho thương nhân vượt sóng gió đại dương) vớt được tại bờ biển Hội An vào năm 1697. Nơi đây là điểm dừng chân giao thương giữa các lái buôn Hoa kiều và họp hội đồng hương của người Phúc Kiến.

Chùa Ông (TP Hội An) thờ Quan Vân Trường (Quan Vũ) - biểu tượng về trung - tín - tiết - nghĩa nên còn gọi là Quan Công Miếu. Chùa Ông được xây năm 1653 và đã qua 6 lần trùng tu.

Chùa Ông được xây theo kiểu chữ “Quốc” do nhiều nếp nhà hợp lại. Năm 1991, Quan Công Miếu được công nhận là Di tích Lịch sử văn hóa quốc gia.

Hiện chùa còn lưu giữ được một số hiện vật quý như: Biểu sắc phong, 30 bức hoành phi, trên 10 bộ câu đối, tượng Quan Công, Quan Bình, Châu Thương và nhiều văn bia khác. Đặc biệt chùa còn lưu lại bài thơ đề vịnh của Xuân Quận Công Nguyễn Nghiễm (thân phụ của Đại thi hào Nguyễn Du) xướng và hai bài họa của Uông Sĩ Cư và Nguyễn Lệnh Tân và bài ngụ ngôn cổ phong của Nguyễn Nghiễm.

Theo Minh Hoàng - Đức Phương (Zing.vn)

Nổi bật