Chùm ảnh xót xa về những đứa trẻ trong hành trình tị nạn khắc nghiệt ở châu Âu

04/09/2015 11:16:28

Không chỉ chân thực, đó còn là những khoảnh khắc đầy xót xa của những em bé theo bố mẹ đi tìm miền đất mới, nơi các em không phải nghe tiếng súng mỗi ngày, nhưng hành trình di cư này đôi lúc còn khắc nghiệt hơn cả chiến tranh.

Không chỉ chân thực, đó còn là những khoảnh khắc đầy xót xa của những em bé theo bố mẹ đi tìm miền đất mới, nơi các em không phải nghe tiếng súng mỗi ngày, nhưng hành trình di cư này đôi lúc còn khắc nghiệt hơn cả chiến tranh.
Từ đầu năm 2015 đến nay, hơn 350.000 người đã tới châu Âu trong nhằm chạy trốn chiến tranh, nghèo đói và tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn. Đa số họ tới từ các vùng chiến sự như Syria, Afghanistan và một số quốc gia châu Phi tràn ngập đói nghèo và bất ổn như Sudan hay Cộng hòa Đông Phi, Đã có rất nhiều cách xử lý khác nhau từ phía các chính phủ cũng như phản ứng của người dân từng nước, một số muốn cho người nhập cư vào nhưng số khác lại chặn đường đi của họ.
 
Trong cuộc khủng hoảng tị nạn này, bị kẹt ở giữa chính là các gia đình đem theo những đứa con bé nhỏ của mình, họ đã phải đánh đổi tất cả, kể cả mạng sống để tìm một chốn dung thân bình yên, ít nhất là cho những em bé vô tội.
 
Những người di cư và tị nạn đang tập trung bên ngoài ga tàu hỏa Đông Budapest.
 
 
Từ đầu năm 2015, hơn 150 nghìn người tị nạn đã tới Hungary qua biên giới Serbia, chính phủ Hungary đã dựng hàng rào thép gai, với chó nghiệp vụ đi tuần ngày đêm để truy bắt những người nhập cư bất hợp pháp.
 
 
Chính phủ Hungary đã đối mặt với "cuộc khủng hoảng tị nạn" này bằng cách dựng lên một hàng rào dọc biên giới Serbia.
 
 
Những người ở phía bên kia hàng rào đang cố gắng đi vào Hungary để lên tàu tới các nước Châu Âu khác.
 
 
Những gia đình Syria sống trong nhà ga Đông Budapest từ nhiều ngày nay để mong chờ một chuyến tàu.
 
 
Đường biên giới Áo và Slovakia cũng đã bị đóng cửa để kiểm soát người tị nạn và di cư
 
 
Chính phủ Đức, Ý và Pháp đã kêu gọi xem xét lại luật tị nạn Châu Âu để giải quyết khủng hoảng.
 
 
Chính phủ Ý đã điều động rất nhiều bác sĩ, y tá tới biên giới Ý - Slovenia để khám bệnh cho trẻ em trong các đoàn di cư.
 
 
Nhưng trong lúc đó, Chính phủ Anh đã bị truyền thông Mỹ lên án vì không chấp nhận người di cư.
 
 
Thủ tướng Anh David Cameron đã tuyên bố "Ngày càng có nhiều người tị nạn không đồng nghĩa với việc nước Anh phải chấp nhận cuộc khủng hoảng này".
 
 
Trong năm qua nước Đức đã cho phép 800 nghìn người di cư vào lãnh thổ, nhưng chính phủ Anh vẫn kiên quyết với con số dưới 1000 người/năm.
 
 
Tuần trước, 71 người tị nạn đã chết trong một chiếc xe tải khi đang đi từ Áo tới thủ đô Budapest, Hungary.
 
 
Một bé gái tị nạn đang ngồi tại biên giới Hy Lạp - Macedonia.
 
 
Rất nhiều người tị nạn ở Hy Lạp đã cố vượt biên giới để sang Macedonia, tìm đường đến những nước khác.
 
 
Chàng trai 19 tuổi Abed Hadl đang cho cháu trai uống sữa tại biên giới Hy Lạp - Macedonia.
 
 
Một cậu bé di cư đang đi tìm gia đình ở nhà ga Idomeni, Hy Lạp.
 
 
Những người Syria di cư phải trèo đèo lội suối để tìm cách vượt biên qua lãnh thổ Macedonia.
 
 
Có rất nhiều trẻ em trong các đoàn di cư đang cố gắng tiến vào Châu Âu.
 
 
Một bà mẹ Syria bế con trai đang say ngủ thẫn thờ đi trên bờ biển đảo Kos, Hy Lạp
 
 
Một chuyến tàu di cư cập bến thành công lên đảo Lesbos, Hy Lạp.
 
 
Ánh mắt buồn bã của 2 cha con người Syria trên đảo Lesbos, Hy Lạp, họ vẫn chưa biết sẽ phải tiếp tục đi đâu khi đặt chân lên nơi này.
 
>> Canada phủ nhận quay lưng với gia đình cậu bé chết trên biển
>> Ám ảnh cảnh bé trai di cư 3 tuổi chết thảm trên bờ biển
>> Sốc với cảnh ôm vợ con nằm ra đường ray vì sợ trại tị nạn
 
Theo Hoàng Ân (Kenh14.vn)

Nổi bật