Chị Hoàng Thị Huyền (Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết: "Vào dịp đầu năm, cuối năm, tôi thường đến đây làm lễ với mong ước mọi người trong gia đình có sức khỏe để làm ăn và hy vọng sang năm mới có nhiều lộc hơn".
Năm nay, Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch và Ngân hàng Nhà nước đã cùng ra quy định về việc cấm đổi tiền lẻ tại các cơ sở thờ tự, tín ngưỡng trong dịp lễ hội. Tuy nhiên theo ghi nhận của chúng tôi, sát cổng phủ Tây Hồ có rất nhiều quầy đổi tiền lẻ công khai hay bày xen với dịch vụ viết sớ, đồ lễ cúng với nhiều mệnh giá: 500 đồng, 1.000 đồng, 5.000 đồng. Phí trao đổi cũng đắt đỏ - chênh lệnh lên đến 30%.
Anh Định (Hà Nội) cầm trên tay tập tiền mệnh giá 1.000 đồng, chia sẻ: "Tôi vừa đổi 130.000 đồng lấy 100.000 đồng (mệnh giá 1.000 đồng/tờ) để vào phủ làm lễ. Biết chênh lệch khá lớn, nhưng vẫn phải đổi vì muốn đặt mỗi ban thờ một ít cho an tâm".
Ông Chương Tín Hồi (Phó ban quản lý phủ Tây Hồ) cho biết, năm nay Ngân hàng Nhà nước không in tiền lẻ, kinh tế cũng khó khăn nên người dân cũng lễ ít tiền lẻ.
"Từ xưa đến nay, người dân có thói quen dùng tiền lẻ đi lễ chùa. Họ thường hay đặt ở bất cứ đâu và coi đó là tiền giọt dầu thành tâm" - ông Hồi nói.
Không khí tại phủ Tây Hồ khá tấp nập, người dân đổ về đây để đi lễ cầu may cũng như tạ lễ cuối năm. |
|
Khẩn trương sắp lễ. |
|
Ai cũng cầu chắp tay cầu mong sang năm gặp nhiều may mắn. |
|
Một số người dân đến chùa thường đổi rất nhiều tiền lẻ. |
|
Tiền lẻ trong tay khấn Phật là hình ảnh quen thuộc của người dân khi đến đây làm lễ. |
|
Người dân thường đặt hết các ban thờ trong phủ. |
|
Tiền lễ của mọi người tới đây thả tràn cả chiếu lễ trong các gian nhà. |
|
Tiền lẻ còn được cài khắp bàn thờ. |
|
Anh Hoán (quê Hà Nam, làm ăn tại Hà Nội) cho biết: "Tôi không đổi tiền lẻ mà đặt tiền bằng cách công đức cho nhà chùa". |
|
Tại các lối ra vào, nhà chùa đặt biển hướng dẫn khá chi tiết cho người dân hiểu nghi thức khi làm lễ, tránh gây lãng phí. |
|
Hóa vàng sau khi lễ xong. |
|
Dịch vụ đổi tiền, xổ số cầu may. |