Ngày 3/2 (25 tháng chạp) những người xa quê làm việc tại Đồng Nai đổ ra quốc lộ 1 đón xe về Tết. Bà Nguyễn Thị Thu Hương, quê tỉnh Hà Tĩnh cho biết: "Cả năm làm ăn xa nên Tết này cố gắng về với gia đình. Cứ nghĩ ra đường là đón được xe nên tôi không đặt vé trước. Hàng trăm chiếc chạy tuyến TP HCM - Hà Tĩnh nhưng đa phần đủ khách hoặc giá quá cao nên chờ từ 11h đến 15h vẫn không mua được vé". |
|
Theo anh Hoàng Văn Nghĩa, giá vé về Nghệ An mỗi người là 1,5 triệu đồng. Tuy nhiên, hành khách 32 tuổi mang theo hành lý nặng, cồng kềnh nên bị chủ xe nâng giá lên 2 triệu đồng. Quà Tết cho gia đình đã mua nên công nhân chấp nhận bỏ thêm tiền để được lên xe. |
|
Nhiều người nóng lòng về quê nên đứng ngồi không yên, liên tục ngóng xe tại bến chờ trước khu công nghiệp Biên Hòa 2 (TP Biên Hòa, Đồng Nai). |
|
Trong khi đó, những công nhân các tỉnh miền Tây làm việc tại khu công nghiệp Hố Nai (xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom, Đồng Nai) cũng đổ ra đường mua vé về quê. |
|
Họ phải đứng đợi suốt nhiều giờ. |
|
Vì lượng người lên xe đông nên những người có con nhỏ gặp khó khăn. Theo hành khách, những trẻ em đi cùng cha mẹ bị chủ xe bắt trả thêm tiền, không được miễn phí vé. |
|
Người quen chưa lên được xe, những người "hộ tống" cũng phải chờ đợi mệt mỏi. |
|
Mệt mỏi vì phải chờ đợi suốt nhiều giờ, một số người phải chi tiêu nhiều hơn thường lệ để về quê. |
|
Sau 4 giờ chờ không có kết quả, hai vợ chồng quê Thanh Hóa quyết định quay về phòng trọ chờ chuyến xe hôm sau. Người công nhân xa quê cho biết, anh gọi điện đặt xe giường nằm chạy tuyến TP HCM - Ninh Bình từ 5 ngày trước. Theo lịch hẹn, hôm nay họ ra quốc lộ để lên xe về quê nhưng chủ phương tiện thông báo hết chỗ và yêu cầu chờ chuyến 17h cùng ngày. "Tôi chờ suốt 5 giờ rồi họ lại thông báo tuyến cuối cùng trong ngày không thể đến đón do đổi hành trình", nam hành khách phẫn nộ. |
|
Những người ở các tỉnh lân cận như Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Lâm Đồng... sử dụng xe máy làm phương tiện về quê. "Về quê bằng xe khách nhanh hơn, đỡ bụi bẩn nhưng nghĩ đến cảnh nhồi nhét, tăng giá vé là tôi sợ. Năm trước bị bác tài nhồi hai khách một ghế, không có không gian để xoay trở nên về đến nhà toàn thân đau nhức. Năm nay tôi quyết định chạy xe máy để chủ động thời gian và thoải mái", anh Trần Quốc Huy - ngụ huyện Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu nói. |