Theo tìm hiểu của phóng viên, năm 2012, đôi rồng gốm sứ thời Lý trưng bày tại công Bách Thảo nhân dịp Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội chính thức được di dời đến lắp đặt tại Hồ Tây. Vào năm 2012, cũng là năm đầu tiên cặp rồng uốn lượn trong dịp Tết Nguyên đán Canh Thìn (năm 2012).
Đến nay đã 12 năm và là lần thứ 2, cặp rồng song hành cùng năm Thìn (biểu tượng con giáp của chính linh vật này). Sự xuất hiện của cặp rồng "uốn lượn" trên hồ Tây càng tô thêm sự sắc nét và tô lên vẻ đẹp của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Theo tìm hiểu, đôi rồng thời Lý được làm bằng gốm sứ này có chiều dài 35m, cao hơn 8m. Đôi rồng này được ghi trong kỷ lục Guinness Việt Nam.
Trước đây, hai con rồng được đặt tại công viên Bách Thảo nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long Hà Nội.
Sau đó, cặp rồng được di dời công trình về Hồ Tây, đoạn đầu đường Nguyễn Hoàng Tôn, đối diện phủ Tây Hồ.
Thân rồng được trang trí bằng nhiều mảnh gốm sứ, ấm chén, chai lọ nung ở nhiệt độ trên 1.000 độ C.
Đôi rồng gốm này được ghép từ 6.000 chiếc đĩa và hơn 4.000 chiếc cốc có nước men đặc biệt, trọng lượng khoảng nặng 60 tấn.
Miệng mỗi con rồng đều ngậm viên ngọc lớn. Đây là loại đá quý, nặng tới 57 kg/viên.
Bên cạnh đó, những chi tiết gốm sứ ở thân rồng đều được khắc họa tiết, hoa văn là những địa danh văn hoá nổi tiếng của Thủ đô vô cùng tinh xảo, tỉ mỉ.
Chiều cao của rồng khoảng 8,2m (tính cả bệ). Công trình này được đầu tư xây dựng với tổng số tiền 2,6 tỷ đồng.
Từ xưa, hình tượng con rồng đã trở nên vô cùng quen thuộc và phổ biến trong văn hoá, kiến trúc và mỹ thuật của người Việt. Theo một số nhà nghiên cứu, con rồng bắt đầu xuất hiện từ thời Lý với truyền thuyết dời đô của Lý Công Uẩn. Rồng thời Lý có mối quan hệ chặt chẽ với Phật giáo, gắn liền với các hình tượng như đức Phật, hoa sen, lá đề, chùa chiền,...
Thời Lý, Phật giáo Việt Nam phát triển đến đỉnh cao, vì vậy hình tượng con rồng cũng mang những biểu hiện của mỹ thuật Phật giáo. Đặc biệt, con rồng thời này có những nét khác biệt với con rồng của các triều đại khác, điều này được phản ánh qua các bộ phận trên cơ thể con rồng.
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, rồng phải được đặt tại nơi trang trọng, gắn với nước và gắn với địa điểm mang dấu ấn văn hoá, lịch sử. Hồ Tây là một trong những thắng cảnh đẹp nổi tiếng ở Thủ đô Hà Nội, nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa gắn liền với lịch sử hình thành, phát triển của Kinh thành Thăng Long xưa và Hà Nội ngày nay.
Với lợi thế vị trí độc đáo, Hồ Tây gần như bao trọn không gian văn hoá lịch sử gắn liền với nhiều truyền thuyết, các công trình nghệ thuật, kiến trúc, gắn với lịch sử ngàn năm thủ đô Hà Nội. Cùng với năm Giáp Thìn là năm của linh vật rồng, sự kiện cặp rồng ở hồ Tây càng được tô điểm thêm về vẻ đẹp và văn hoá cùng sự phát triển trong năm 2024.
Theo Nhật Tân (Giadinh.suckhoedoisong.vn)