Một trong những đường hầm đã được mở cửa cho công chúng tiếp cận. Giới chức Hàn Quốc nói họ đã xác nhận được 4 đường hầm như thế này, nhưng lo ngại có thể còn hơn 16 đường hầm tương tự. |
Các đường hầm được cho là kết nối từ những căn cứ quân đội của Triều Tiên với địa điểm rải rác gần biên giới với Hàn Quốc. Chúng được sử dụng trong những tình huống quân sự khẩn cấp nhằm giúp Bình Nhưỡng triển khai khoảng 30.000 binh sĩ nhanh chóng mà không bị Seoul phát hiện. |
Quân đội Hàn Quốc lần đầu phát hiện ra đường hầm bí mật như thế này là vào tháng 11/1974, khi một nhóm tuần tra trông thấy khói bốc lên từ mặt đất. Dựa theo quy mô và độ dài hầm, Seoul cho rằng Bình Nhưỡng khó có thể đạt tham vọng di chuyển 2.000 quân/giờ. |
Một đường hầm được phát hiện vào tháng 10/1978, được đào ở độ sâu 73 m dưới mặt đất, nhờ đầu mối thông tin từ một người Triều Tiên đào tẩu. Nó có chiều dài 1.635 m và cần 6 năm để hoàn thành. |
Năm 2014, các nguồn tin an ninh Hàn Quốc nói họ vẫn đang tìm kiếm các đường hầm bí mật của Triều Tiên xung quanh khu vực phi quân sự giữa 2 nước. |
Một trong số các đường hầm hiện trở thành địa điểm tham quan cho du khách. Nhưng binh sĩ Triều Tiên vẫn canh gác chặt chẽ tại nơi này. |
Điểm đầu (bên trái) và điểm cuối của một đường hầm tại làng Kijongdong (hay làng Hòa bình) tại Triều Tiên và gần phu vực phi quân sự. |
Theo Minh Anh (Zing.vn)