Horiyoshi III, một trong những nghệ nhân xăm trổ hàng đầu của Nhật Bản, thể hiện kỹ thuật của mình tại Câu lạc bộ phóng viên nước ngoài Nhật Bản ở Tokyo. Dưới nghệ danh Ryugen, nghệ sĩ này chuyên xăm những hình họa truyền thống đầy màu sắc của Nhật Bản lấy cảm hứng từ thiên nhiên, biểu tượng tôn giáo và bản in khối gỗ "ukiyo-e" nổi tiếng của đất nước. Nghệ sĩ Horimyo xăm vai cho nhà thư pháp Hayato Suzuki ở Tokyo. Ryugen và một số nghệ sĩ khác ở quận Roppongi, Tokyo, thuộc số ít nghệ sĩ Nhật Bản vẫn đang thực hành truyền thống xăm hình "tebori" (chạm khắc bằng tay) cổ xưa. Horiyoshi III nổi tiếng với các hình xăm toàn thân, các tác phẩm có thể mất nhiều năm để hoàn thành. Việc sử dụng đầu kim để xăm mình đã có lịch sử hàng thế kỷ. Các công cụ của tebori có vẻ thô sơ hơn so với các máy xăm hiện đại nhưng nguyên tắc đưa mực dưới da thì giống nhau. Ryugen đưa đầu kim theo vị trí của ngón tay để chạm trổ từng đường nét trước khi chuyển sang vùng da khác, tạo thành chuyển động uyển chuyển khi xăm mình. Một phụ nữ nhận hình xăm tebori tại Hội nghị Hình xăm Quốc tế Hong Kong. Máy xăm hiện đại có thể thiết lập độ sâu của mũi xăm, giúp nghệ sĩ chạm vào các lớp da chính xác trong khi các bậc thầy tebori chỉ dựa vào cảm giác. Ryugen cho biết phương pháp truyền thống giúp ông xăm "bằng trực giác", mặc dù ông thường sử dụng máy xăm hình để vẽ đường viền. Các nghệ sĩ tebori sử dụng các thanh dài để đẩy mực bằng tay bên dưới lớp da trên cùng, để lại dấu ấn vĩnh viễn cho người xăm mình. Theo Ryugen, ưu điểm của tebori là màu sắc tươi sáng hơn, ấn tượng và lâu bền hơn. Phương pháp thủ công cũng tạo ra sự thay đổi sắc độ mượt mà từ nhạt đến đậm và chỉ sử dụng một loại mực. Ryugen cũng cho rằng phương pháp này "ít đau đớn hơn" so với sử dụng thiết bị điện tử. Các nghệ sĩ xăm hình của Nhật Bản tồn tại trong khu vực "bán hợp pháp" kể từ năm 2001, khi Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi của nước này tuyên bố rằng bất kỳ hành động nào liên quan đến việc đưa "thuốc màu lên đầu kim và đưa mực vào da" chỉ có thể được thực hiện bởi chuyên gia y tế. Nghệ sĩ xăm hình người Nhật Bản Horihito tại xưởng xăm của mình ở Kawasaki. Sakai, một khách hàng xăm mình truyền thống, cho biết anh lựa chọn phương pháp này vì yêu thích các hình xăm của Phật giáo, samurai và thời Edo. Anh cũng ngưỡng mộ khả năng của Ryugen trong việc thể hiện các sắc thái tinh tế. Một người đàn ông phô bày hình xăm Nhật Bản theo phong cách truyền thống trong lễ hội Sanja Matsuri ở Tokyo. Ryugen từng theo thầy để học nghề một năm trước khi xăm mình chuyên nghiệp và phục vụ các khách hàng thuộc giới mafia Nhật Bản, hay còn gọi là yazuka. Ông mất thêm 7 năm học nữa trước khi đủ tự tin để mở studio của riêng mình vào đầu những năm 2000. Ông cho biết kỹ thuật xăm thủ công cần nhiều thời gian hơn để thành thục so với sử dụng máy xăm. Bức tranh gỗ "Unity of Three Happinesses: Favorite Actors Before a White Waterfall" (1863) của Toyohara Kunichika. Nghệ thuật xăm thủ công đang đứng trước nguy cơ mai một dù xã hội đã bớt định kiến với việc xăm mình. Ryugen ước tính 70% khách hàng của ông là người nước ngoài và thậm chí người học việc của ông cũng là người Mỹ. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Mỹ thuật Boston. Ảnh chụp đàn ông Nhật Bản xăm mình bằng những hình xăm chạm khắc bằng tay trong những năm 1880 của nhiếp ảnh gia Italia Felice Beato. Người Nhật ngày nay không còn quan tâm nhiều đến nghệ thuật xăm mình truyền thống. Họ ưa thích các hình xăm phương Tây với kích thước nhỏ hơn. Ryugen hy vọng có thể thay đổi nhận thức của mọi người và bảo tồn truyền thống đặc biệt này. Ảnh: Trường học Yokohama. Theo Tuyết Mai (Tri Thức Trực Tuyến)