Ảnh: Nghị lực phi thường của những 'góa phụ thép' nơi cửa biển thay chồng làm trụ cột, miệt mài cõng đá lạnh nuôi con nhỏ, mẹ già

26/08/2020 08:49:41

Tại bến tàu ở xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hoá, nơi có gần 200 người phụ nữ góa chồng mỗi ngày ngày mải miết với cuộc sống mưu sinh bằng cái nghề bốc vác đá lạnh thuê.

Tìm về Ngư Lộc (Hậu Lộc, Thanh Hóa) vào những ngày hè, giữa cái nắng như đổ lửa lúc ban trưa thế nhưng những người phụ nữ nơi này vẫn ngày ngày mải miết với cuộc sống mưu sinh khi gánh lên vai trọng trách vừa phải làm mẹ, vừa phải làm cha của những đứa con đang tuổi ăn học.

Ảnh: Nghị lực phi thường của những 'góa phụ thép' nơi cửa biển thay chồng làm trụ cột, miệt mài cõng đá lạnh nuôi con nhỏ, mẹ già
Bến tàu xóm Lộc ở xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hoá, nơi được mệnh danh là xứ không chồng, hay làng góa phụ. Có khoảng 180 phụ nữ ở Ngư Lộc đã phải mang trên đầu vành tang trắng của chồng do hậu quả từ những chuyến ra khơi không trở về. Số phụ nữ góa chồng cứ thế tăng dần theo năm tháng.
Ảnh: Nghị lực phi thường của những 'góa phụ thép' nơi cửa biển thay chồng làm trụ cột, miệt mài cõng đá lạnh nuôi con nhỏ, mẹ già - 1
Chồng của họ là những ngư dân bị sóng bão nhấn chìm trên biển. Gạt đi nỗi đau, họ hàng ngày gồng gánh mưu sinh với nghề vác đá thuê để nuôi con. Trong ảnh là cảnh tấp nập tại bến tàu vào giữa trưa, khác với những bến tàu khác, thời gian thuyền về từ 12h đến 14h chiều là lúc bến đông nhất.
Ảnh: Nghị lực phi thường của những 'góa phụ thép' nơi cửa biển thay chồng làm trụ cột, miệt mài cõng đá lạnh nuôi con nhỏ, mẹ già - 2
Một số người dân kể lại rằng hơn 20 năm về trước, khi những người đàn ông trong làng chài đang lênh đênh trên những con tàu, con mảng, gặp phải cơn áp thấp nhiệt đới gần bờ khiến gần 200 người không thể trở về với gia đình. Từ đó đến nay, năm nhiều năm ít, những người đàn ông ra khơi không bao giờ trở lại để lại cuộc sống cô quạnh, nhọc nhằn cho bao người phụ nữ nơi này, những người vợ trở thành góa phụ, thành trụ cột chính trong gia đình với mẹ già và con nhỏ.
Ảnh: Nghị lực phi thường của những 'góa phụ thép' nơi cửa biển thay chồng làm trụ cột, miệt mài cõng đá lạnh nuôi con nhỏ, mẹ già - 3
Trong ảnh là chị Vui (39 tuổi, xã Minh Thịnh, huyện Hậu Lộc, Thanh Hoá). Vốn dĩ không phải vất vả mưu sinh kiếm từng đồng tại bến tàu như vậy tuy nhiên chồng chị trong một lần ra khơi gặp nạn dù may mắn sống sót nhưng anh bị liệt nửa người không thể đi lại.
Ảnh: Nghị lực phi thường của những 'góa phụ thép' nơi cửa biển thay chồng làm trụ cột, miệt mài cõng đá lạnh nuôi con nhỏ, mẹ già - 4
"Ngày trước không phải lo cơm áo gạo tiền nhưng từ ngày chồng phải nằm một chỗ 3,4 năm nay tôi ra đây kiếm việc làm thêm, ai thuê gì làm nấy. Mỗi thùng dầu bê xuống thuyền người ta trả 5.000 đồng, trung bình mỗi ngày kiếm được vài chục nghìn. Bữa nay con bé nhỏ bảo mẹ mua bề bề về cho nó ăn mà mới kiếm được 30.000 đồng từ trưa tới giờ", chị Vui chia sẻ.
Ảnh: Nghị lực phi thường của những 'góa phụ thép' nơi cửa biển thay chồng làm trụ cột, miệt mài cõng đá lạnh nuôi con nhỏ, mẹ già - 5
Không thể đi xa làm việc, ruộng không có, vác đá lạnh, cào ngao, nhặt tôm... thuê là công việc mặc dù ít tiền, vất vả nhưng những người phụ nữ nơi đây vẫn phải làm, vì miếng cơm hàng ngày. Khi tàu về, những người phụ nữ này lại làm công việc như khiêng cá về kho đông lạnh. Sau đó, họ lại khiêng thực phẩm, đồ dùng, đá xuống tàu.
Ảnh: Nghị lực phi thường của những 'góa phụ thép' nơi cửa biển thay chồng làm trụ cột, miệt mài cõng đá lạnh nuôi con nhỏ, mẹ già - 6
Ở cái bến tàu này, nghề vác đá lạnh xuất hiện từ bao giờ chẳng ai còn nhớ. Những "thân cò" vác trên vai mỗi viên đá nặng 35-40kg, nhưng họ chỉ kiếm được 5.000 đồng/khối nước đá. Mỗi ngày trung bình họ thu nhập được 40.000 đến 50.000 đồng, ngày nhiều có người được hơn 100.000 đồng.
Ảnh: Nghị lực phi thường của những 'góa phụ thép' nơi cửa biển thay chồng làm trụ cột, miệt mài cõng đá lạnh nuôi con nhỏ, mẹ già - 7
Chị Đào Thị Tâm (45 tuổi, xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc) chia sẻ những người phụ nữ địa phương người có chồng đi biển hay người goá phụ hằng ngày đều có mặt mỗi khi thuyền về để làm thuê. Những người bốc vác đá lạnh như chị Tâm dù buốt vai, nhưng công việc có thể kiếm tiền trang trải cuộc sống của họ.
Ảnh: Nghị lực phi thường của những 'góa phụ thép' nơi cửa biển thay chồng làm trụ cột, miệt mài cõng đá lạnh nuôi con nhỏ, mẹ già - 8
"Ở đây tàu, thuyền nào cũng cần có đá để ướp hải sản khi ra khơi. Mỗi cây đá vận chuyển từ đê xuống thuyền được trả 5.000 đồng, nếu ngày nào thuyền đi đông cần nhiều đá thì thu nhập của mỗi người khoảng 200.000 – 300.000 đồng tương đương vác trên vai 40 – 60 cây đá", chị Tâm chia sẻ.
Ảnh: Nghị lực phi thường của những 'góa phụ thép' nơi cửa biển thay chồng làm trụ cột, miệt mài cõng đá lạnh nuôi con nhỏ, mẹ già - 9
Nghề vác đá phải đối mặt với mưa, nắng, bàn chân nhiều người bị bọng nước, lở loét...do suốt ngày ngâm nước biển mặn. Dẫu vậy họ không có nhiều nghề để lựa chọn khi mà ở vùng quê đất chật người đông này, không một mét đất ruộng, chủ yếu sống dựa vào nghề biển.
Ảnh: Nghị lực phi thường của những 'góa phụ thép' nơi cửa biển thay chồng làm trụ cột, miệt mài cõng đá lạnh nuôi con nhỏ, mẹ già - 10
Theo lời những phu đá ở đây, cái nghề vác đá lạnh tưởng đơn giản chỉ cần sức khỏe tuy nhiên nếu không có kinh nghiệm sẽ dễ bị thương vì đá rơi trúng chân hay dễ vấp phải những vỏ sò, vỏ hến... Môi trường và tính chất công việc vẫn được họ gọi chung là “bán sức khỏe, mua bệnh tật”.
Ảnh: Nghị lực phi thường của những 'góa phụ thép' nơi cửa biển thay chồng làm trụ cột, miệt mài cõng đá lạnh nuôi con nhỏ, mẹ già - 11
Không biết nghề vác đá lạnh có từ bao giờ bỗng trở thành nghề chính của những người phụ nữ nơi đây. Có người vác đá nhiều khiến xương khớp nhức mỏi mỗi khi trái gió trở trời nhưng với họ mãi rồi cũng quen.
Ảnh: Nghị lực phi thường của những 'góa phụ thép' nơi cửa biển thay chồng làm trụ cột, miệt mài cõng đá lạnh nuôi con nhỏ, mẹ già - 12
Cái nghề vốn là nguồn thu nhập chính nên nhiều người mệt nhưng chỉ dám nghỉ ngơi 1 ngày bởi với họ một ngày nghỉ là mất hàng trăm ngàn, tiền ăn uống, sinh hoạt, ngày sau làm bù mệt hơn.
Ảnh: Nghị lực phi thường của những 'góa phụ thép' nơi cửa biển thay chồng làm trụ cột, miệt mài cõng đá lạnh nuôi con nhỏ, mẹ già - 13
Cái nghề vác đá lạnh tuy cực nhọc và thu nhập bèo bọt nhưng không phải lúc nào cũng có việc để làm. Có những hôm tàu vào làm không hết việc, nhưng cũng có ngày, các phu đá ngậm ngùi đi về tay không. Đó là chưa kể khi trời trở mùa, mưa bão triền miên ở nhà cả tháng là chuyện bình thường.
Ảnh: Nghị lực phi thường của những 'góa phụ thép' nơi cửa biển thay chồng làm trụ cột, miệt mài cõng đá lạnh nuôi con nhỏ, mẹ già - 14
Cô Mão (47 tuổi, xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc), người phụ nữ gắn bó với nghề phu đá 17 năm có tiếng tại bến tàu. Là bà mẹ đơn thân, cuộc sống của người phụ nữ này thêm phần bất hạnh và vất vả khi đứa con gái duy nhất của cô mắc căn bệnh bẩm sinh không được bình thường như những người khác.
Ảnh: Nghị lực phi thường của những 'góa phụ thép' nơi cửa biển thay chồng làm trụ cột, miệt mài cõng đá lạnh nuôi con nhỏ, mẹ già - 15
"Con 17 tuổi thì mẹ 17 năm làm nghề bốc vác này. Sáng dậy lo giặt quần áo, cơm nước cho con xong rồi mới ra bến tàu sớm xem có việc gì làm thêm trong lúc đợi thuyền về. Làm từ trưa đến chiều rồi lại về cơm nước, tắm giặt cho con đều một tay tôi làm hết", cô Mão chia sẻ.
Ảnh: Nghị lực phi thường của những 'góa phụ thép' nơi cửa biển thay chồng làm trụ cột, miệt mài cõng đá lạnh nuôi con nhỏ, mẹ già - 16
Thân hình nhỏ bé chỉ vọn vẹn 38kg có lúc vác cây đá nặng hơn cả trọng lượng cơ thể thế nhưng tiền công người phụ này kiếm được chẳng hề thua kém người nào. Cái nắng, cái gió của vùng biển cộng với những lo toan vất vả khiến chị già hơn tuổi rất nhiều với khuôn mặt khắc khổ.
Ảnh: Nghị lực phi thường của những 'góa phụ thép' nơi cửa biển thay chồng làm trụ cột, miệt mài cõng đá lạnh nuôi con nhỏ, mẹ già - 17
Những phận đời tại bến tàu xóm Lộc chính là tấm gương về nghị lực. Gạt đi nỗi đau, họ hàng ngày gồng gánh mưu sinh với nghề vác đá thuê để nuôi con.

Theo Gia Đoàn (Báo Dân Sinh)