Ảnh: Gặp người chế tạo đèn kéo quân kỷ lục Việt Nam

10/09/2018 15:09:18

Gia đình 60 năm làm lồng đèn truyền thống ở Sài Gòn

Trẻ con ngày nay không còn hứng thú với đèn kéo quân nhiều như trước, nhưng cứ gần Tết Trung thu (rằm tháng 8), nghệ nhân Vũ Văn Sinh lại cặm cụi làm những chiếc đèn truyền thống để giữ nghề và tưởng nhớ tổ tông.

Ảnh: Gặp người chế tạo đèn kéo quân kỷ lục Việt Nam
Theo ông Vũ Văn Sinh (thôn Đàn Viên, xã Cao Viên, Thanh Oai, Hà Nội), ông bắt đầu làm đèn lồng từ năm 8 tuổi và duy trì nghề cho đến nay. Ở làng ông, làm lồng đèn, đèn Trung thu là nghề truyền thống.
Ảnh: Gặp người chế tạo đèn kéo quân kỷ lục Việt Nam - 1
Ông Sinh năm nay 58 tuổi và đã nửa cuộc đời gắn bó với từng cái nan tre, giấy bóng. Ở làng Đan Viên thuộc xã Cao Viên này, chỉ có gia đình ông Sinh theo nghề làm đèn kéo quân truyền thống. Người nghệ nhân khẳng định, làng này không phải là làng nghề truyền thống, chỉ mỗi nhà ông từ bao đời nay gìn giữ nghiệp chục năm qua cha ông để lại.
Ảnh: Gặp người chế tạo đèn kéo quân kỷ lục Việt Nam - 2
Trong tất cả các công đoạn làm đèn kéo quân, khâu làm trục và tán quay cho đèn là khó nhất. Trục làm từ tre vót mảnh, vừa đủ nhẹ để có thể quay, vừa đủ cứng để treo hình không bị đổ. Khung bằng tre sẽ được cuốn quanh bằng giấy poluya. Người làm phải dùng keo cố định giấy xung quanh khung, chỉ đề chừa ra một ô để chỗ cho nến, tản đèn.
Ảnh: Gặp người chế tạo đèn kéo quân kỷ lục Việt Nam - 3
Nghệ nhân Vũ Văn Sinh, tác giả của chiếc đèn kéo quân lớn nhất Việt Nam vào năm 2006, đã được khắp cả nước biết đến. Ở xã Cao Viên này chỉ còn duy nhất gia đình ông còn thi thoảng làm đèn kéo quân, đến nỗi có người còn bảo ông bị “hâm”, bởi bây giờ đồ chơi trẻ em của Trung Quốc tràn ngập khắp từ phố phường đến thôn quê với đủ màu sắc, ánh sáng vàng xanh tím đỏ thì nghề làm đèn kéo quân lấy đâu ra đất sống nữa mà còn làm cho phí công phí sức.
Ảnh: Gặp người chế tạo đèn kéo quân kỷ lục Việt Nam - 4
"Nếu trừ đi chi phí ngày công thì chỉ được hơn 100.000 đồng tiền lời, rất khó để cạnh tranh với hàng Trung Quốc. Nhưng chúng tôi muốn giữ lại nét văn hóa cổ truyền nên vẫn làm, dù không đạt công so với những nghề khác", ông Sinh kể.
Ảnh: Gặp người chế tạo đèn kéo quân kỷ lục Việt Nam - 5
Thời nay, những chiếc đèn kéo quân truyền thống không còn được ưa chuộng như ngày xưa. Để bắt kịp xu thế, nghệ nhân Sinh nảy ra ý tưởng làm những chiếc đèn chạy hình 3D. Thay vì giấy màu như xưa, những hình thù nhân vật được vẽ lên tờ giấy bóng thông qua từng lớp sơn. 
Ảnh: Gặp người chế tạo đèn kéo quân kỷ lục Việt Nam - 6
Ở làng Đàn Viên, lũ trẻ vẫn thường hay chơi đèn kéo quân để nhớ về khoảng thời gian chỉ mải ngóng trông rằm tháng 8, khi trăng tròn vành vạnh, khi trẻ con í ới gọi nhau, khi đầu lân phe phẩy đầu làng, ngoài ra đó còn là truyền thống của cha ông làng này.
Ảnh: Gặp người chế tạo đèn kéo quân kỷ lục Việt Nam - 7
Bà Nguyễn Thị Hạnh, vợ ông Sinh cho biết: “Mấy năm trước, các cửa hàng đồ chơi trên Hàng Mã vẫn thường về tận gia đình tôi để đặt hàng đèn kéo quân, đặc biệt là vào mỗi dịp gần đến Tết Trung thu. Khi ấy, người Hà Nội rất sành chơi đèn kéo quân, khi ra Hàng Mã chỉ nhất định chọn mua những chiếc đèn có chữ ký của ông Sinh. Những phụ huynh ở các nơi khác cũng hỏi thăm tìm đến tận nhà đặt làm cho con chơi”.
Ảnh: Gặp người chế tạo đèn kéo quân kỷ lục Việt Nam - 8
Dịp tết Trung thu năm nào gia đình ông Sinh cũng bày bán đèn kéo quân ở nhà, giá mỗi chiếc đèn nhỏ dao động từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng. Bên cạnh đó, ông cũng làm thêm những chiếc đèn ông sao nhỏ để bán cho trẻ em quanh thôn với giá 5.000 đồng/chiếc.
Ảnh: Gặp người chế tạo đèn kéo quân kỷ lục Việt Nam - 9
Sau khi phác hoạ hình thù từng linh vật, ông Sinh dùng sơn quét một vòng để sơn in hằn lên giấy bóng. Từng tờ giấy được đem phơi khô trong vòng 3 tiếng, người nghệ nhân sẽ khéo léo lồng giấy vào khung một cách cẩn thận nhất để không bị rách hay hỏng hóc. Nếu xưa trong đèn kéo quân được thắp sáng bằng nến thì nay ánh sáng bằng điện được ông Sinh phát minh cho sự thay thế vừa tiện vừa sáng tạo. 
Ảnh: Gặp người chế tạo đèn kéo quân kỷ lục Việt Nam - 10
Điều dễ thấy là những chiếc đèn kéo quân của gia đình nghệ nhân Sinh – Hạnh đều làm từ chất liệu tự nhiên, khác hẳn với những chiếc đèn kéo quân có nguồn gốc từ Trung Quốc bày bán ở phố cổ Hàng Mã, Hàng Gai hiện nay. Nếu chơi đèn kéo quân xong mà cất vào túi bóng cẩn thận thì đèn vẫn bền và có thể chơi được mấy năm liền. 
Ảnh: Gặp người chế tạo đèn kéo quân kỷ lục Việt Nam - 11
Mặc dù không quá đông khách đến mua đèn, nhưng vợ chồng ông Sinh vẫn vui vẻ và chia sẻ rằng sẵn sàng truyền nghề cho những ai có hứng thú. Ông Sinh còn nói vui là ai đến học nghề sẽ được mời cơm, như một sự ủng hộ đối với những người có tâm nguyện gắn bó với nghề truyền thống.

Theo Cao Oanh (Dân Việt)

Nổi bật