Bạn có thể tìm thấy bánh mì mọi lúc ở TP.HCM, nhưng nếu muốn ăn bánh mì thịt heo muối của Đức, nhân khô bò..., bạn phải biết địa chỉ mới có thể tìm mua được.
Bánh mì thịt nguội kiểu Đức của thương hiệu Bánh mì và lúa, có khoảng hai năm nay. |
|
Phần thịt muối được chế biến theo công thức riêng với các tiêu chuẩn về da giòn, thịt mềm. Người bán cho nhiều rau chua (rau góp) làm từ bắp cải, dưa leo... để giảm độ ngán ngấy của món ăn. |
|
Bánh mì phá lấu: Ở một xe bánh mì trên đường Nguyễn Trãi, quận 5, phá lấu được người bán cho vào giữa ổ bánh mì thay vì dọn trong chén riêng như thường thấy. |
|
Theo thực khách sành ăn, đây là một trong những biến tấu cách thưởng thức món ăn này của cộng đồng người Tiều sinh sống tại TP.HCM. |
|
Bánh mì bì được đánh giá là một trong những dòng bánh mì chỉ xuất hiện tại TP.HCM. Bánh mì bì thường được dùng kèm nước mắm chua ngọt như cơm tấm. |
|
Bánh mì bì chỉ được bán vào buổi sáng. Bạn có thể tìm thấy món ăn này trên đường Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Minh Khai, Cống Quỳnh... |
|
Bánh mì nhân bò xào sả ớt mang đến hương vị của món thịt xào quen thuộc trong bữa cơm gia đình. |
|
Nguyên liệu có tính đặc trưng nên khi có khách gọi món, nhân viên mới chế biến để bảo đảm độ tươi. |
|
Bánh mì khô bò không phổ biến tại Sài Gòn, song những xe bán dòng bánh mì này đều có tuổi đời vài chục năm. |
|
Bánh mì khô bò dùng kèm nước tương, tương ớt và rau răm. Bạn có thể tìm thấy xe bánh mì khô bò hơn 30 năm tuổi trên đường Nguyễn Huy Tự, quận 1 (bán từ 15h). |
|
Bánh mì gà tay cầm hay bánh mì gà xiên nướng là một trong những dòng bánh mì được một quán bánh mì trên đường Cao Thắng (quận 3) giới thiệu đến thực khách TP.HCM. Thịt gà được chọn cho món ăn thường là phần ức, được ướp theo công thức riêng, để qua đêm ở nhiệt độ từ 4-5 độ C để giữ tươi và thấm vị. Bánh mì gà tay cầm ăn kèm nước sốt và các loại dưa chua. |
Theo An Huỳnh (Tri Thức Trực Tuyến)