Phần lớn trong số đó là các tình huống nhờ VAR hỗ trợ. Trong trận mở màn, VAR đã giúp New Zealand được hưởng phạt đền ở cuối trận, ở màn đọ sức giữa Canada và Nigeria, Tây Ban Nha và Costa Rica, Mỹ gặp Việt Nam cũng tương tự.
Qua đây, NHM cũng hiểu được cách vận hành mới của VAR ở VCK năm nay, khi các trọng tài công khai quyết định và giải thích lý do dẫn đến quyết định của mình trước NHM trên sân cũng như trên truyền hình.
Còn xét về yếu tố thống kê thì World Cup nữ 2023 đã lập kỷ lục. Vì tính trong cùng quãng thời gian là 6 trận đầu, không vòng chung kết nào xuất hiện nhiều phạt đền như thế. Cách đây 4 năm tại World Cup trên đất Pháp, có 4 quả phạt đền được thổi ở 6 trận đầu tiên, World Cup 2015 là 5 quả.
Các con số không chênh lệch nhau nhiều, nhưng không VCK nào mà tất cả 6 trận đầu đều có phạt đền như giải đấu tại Úc và New Zealand.
Một điều đáng chú ý nữa là tỷ lệ hỏng phạt đền đáng ngạc nhiên ở giải đấu năm nay. Trong 6 pha thực hiện, có tới 4 lần các cầu thủ hỏng, gồm 3 lần thủ môn cản phá và 1 lần bóng đập đúng xà ngang.
Đây cũng là 3 pha cản phá của các thủ môn những đội bóng yếu, trong thế trận bị dồn ép nghẹt thở, gồm Nigeria, Costa Rica và Việt Nam.
World Cup nữ 2019, chỉ 2/4 pha đá 11m thành công. Người thực hiện 2 cú đá ấy là Hermoso, lại chính là cầu thủ đã sút hỏng penalty ở trận đấu với Costa Rica hôm qua (21/7).
Thực sự đang có cái dớp hỏng luân lưu ở World Cup nữ 2023. Nó giúp giải đấu tại Úc và New Zealand đặt dấu ấn ngay ở những ngày thi đấu đầu tiên.
Theo Đặng Lai (Tiền Phong)