Mỗi khi gặp ông, những cựu danh thủ một thời của bóng đá Việt Nam như Lê Thụy Hải, Mai Đức Chung, Thế Anh… đều bị “tắt điện”. Ông chính là Lê Văn Phúc - người được mệnh danh là “máy chém” số 1 Việt Nam.
Ông Phúc với tấm ảnh đội tuyển trường Huấn luyện QG |
Bóng đá như ngấm vào máu ông Phúc, đến độ ông thường xuyên nhịn đói hay không nấu cơm cho bố mẹ trốn đi đá bóng ngoài công viên, đường phố.
Cái nghiệp bóng đá theo cậu bé Phúc từ ngày đó và tất cả đâu biết rằng, thằng Phúc “vổ” sau này trở thành một trong những huyền thoại của bóng đá Việt Nam.
Rất nhiều hảo thủ của bóng đá Việt Nam trong tấm ảnh này (ông Phúc ngồi thứ 2 từ phải sang), ngoài cùng bên phải là Lê Thụy Hải. |
“Ngày ấy, mỗi ngày chúng tôi phải gánh đất chạy lên đồi với khoảng cách 10-20 km. Học xong lại phải đi bộ từ Sơn Tây về Hà Nội. Ở đội tuyển điền kinh, tôi chạy không có đối thủ. Điều khá thú vị là khi đó, đội bóng của tổ điền kinh, chưa bao giờ thua đội bóng trẻ của trường Huấn luyện”, ông Phúc kể.
Cú chuồi bóng trứ danh của “máy chém” số 1 Việt Nam |
Ông Phúc kể, ngày mới sang đội 1, thường xuyên bị đàn anh Lê Thụy Hải (hơn 4 tuổi) bắt nạt. Ông Phúc “cay mũi” lắm, nên càng quyết phải khẳng định được mình ở môi trường có tính cạnh tranh rất cao này. Nhờ tố chất của một VĐV điền kinh, nhờ sự tinh ranh của một cầu thủ đá bóng từ bé, ông Phúc chơi ngày càng hay, cả ở vị trí tiền đạo, đá biên, tiền vệ và đặc biệt là trung vệ. Ông Phúc từ khi đó đã nổi tiếng với những pha chuồi bóng khiến mọi cầu thủ đối phương phải bất lực. Ông cũng nổi tiếng bởi sức bền dẻo dai, đến nỗi các đồng đội đã gọi ông là “cầu thủ tố chất năm 2.000”.
ĐTVN đi thi đấu tại Cu Ba năm 1971 |
Đó là với những cầu thủ Tây “đen” lực lưỡng, còn với các cầu thủ Việt Nam, ông Phúc nói rằng mình không bao giờ chơi tiểu xảo, bởi các đồng nghiệp có thể sẽ phải nghỉ 3-6 tháng. Ông Phúc cũng tự hào khi sự nghiệp thi đấu của mình, chưa từng dính thẻ đỏ.
“Đá bóng là phải đá bằng cái đầu. Một cầu thủ giỏi, một trung vệ hay, phải biết đọc trận đấu, phải nắm được điểm yếu, điểm mạnh của đối phương, thậm chí là những vệ tinh xung quanh. Tôi có cái chân của điền kinh, có cái đầu của một cầu thủ biết đá bóng, có sự lanh lợi, tinh quái để đối phó với mọi đối thủ, nên chưa có ai vượt qua được mình. Đó là điều mà tôi tự hào nhất”, Phúc “vổ” nói mà ánh mắt toát lên sự kiêu hãnh.
Trận đấu để đời
Thi đấu cho Hải Phòng được một thời gian, Lê Văn Phúc được gọi lên ĐTVN đi du đấu ở Cu Ba trong vòng 1 tháng. Đây chính là chuyến đi để đời với các cầu thủ khi đó.
Các cầu thủ Việt Nam được Chủ tịch Fidel Castro ôm hôn |
Khi còn thi đấu, mỗi khi gặp lại đồng nghiệp cũ Lê Thụy Hải, Mai Đức Chung, ông Phúc đều khiến các chân sút này phải “khiếp vía”. Bóng cứ dẫn đến trước khung thành là y như rằng được chuyền cho cầu thủ khác, không dám đột phá, bởi Phúc “vổ” đang đứng đó chờ sẵn.
Chết đi sống lại và nỗi trăn trở với bóng đá Việt Hơn 10 năm trước, sau một tai nạn, ông Phúc tưởng như mất tính mạng. Các bác sĩ khi đó nói rằng, nếu như ông không phải là cầu thủ bóng đá có nền tảng thể lực hơn người, có lẽ không qua khỏi. Nhưng cũng chính biến cố ấy, đã cướp đi của ông Phúc đôi chân “trứ danh”. Ông Phúc chấp nhận số phận, nhưng ông buồn khi bóng đá Việt Nam bao năm qua vẫn không thoát khỏi vùng trũng ĐNA. Cầu thủ Việt Nam sướng gấp hàng tỷ lần thời của ông, nhưng họ không có lửa đam mê, không có sự nỗ lực phấn đấu. Niềm vui trong cuộc sống của ông Phúc giờ đây chỉ là những buổi cuối tuần được đi uống cafe hàn huyên cùng anh em, đồng đội cũ ở một quán quen cạnh nhà. Bên cạnh đó, ông cũng cảm thấy ấm áp hơn nhiều khi chơi cùng 2 cháu gái nội. |