Giải Ngoại hạng Anh có thể chia tay khán giả truyền hình Việt Nam

08/04/2016 08:22:46

Giả thiết trên sẽ trở thành hiện thực nếu đến 15/4, Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam (VNPayTV) vẫn không tìm được tiếng nói chung với đơn vị sở hữu bản quyền MP&Silva. MP&Silva sở hữu bản quyền Ngoại hạng Anh tại Việt Nam 3 mùa 2016-2019.

 Giả thiết trên sẽ trở thành hiện thực nếu đến 15/4, Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam (VNPayTV) vẫn không tìm được tiếng nói chung với đơn vị sở hữu bản quyền MP&Silva. MP&Silva sở hữu bản quyền Ngoại hạng Anh tại Việt Nam 3 mùa 2016-2019.

MP&Silva sở hữu bản quyền Ngoại hạng Anh tại Việt Nam 3 mùa 2016-2019.

 
Chiều 8/4 tại Hà Nội, ông Lê Đình Cường - Tổng thư ký Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam (VNPayTV) đã chủ trì cuộc họp ban đàm phán mua bản quyền giải Ngoại hạng Anh 2016-2019 (gồm 10 nhà đài).

Sau hơn 2 giờ trao đổi trên bàn đàm phán, đại diện K+ vẫn bày tỏ nguyện vọng muốn "xé rào" để tự thương lượng với đối tác nước ngoài nhằm sở hữu độc quyền giải Ngoại hạng Anh ở Việt Nam.

Ngay lập tức, 9 đơn vị truyền hình, truyền hình trả tiền khác phản đối kịch liệt phương án của K+. Bởi nếu như vậy, K+ có thể sẽ chấp nhận chi mức giá cao ngất ngưởng để sở hữu bản quyền Ngoại hạng Anh 2016-2019. Theo thông tin bên lề, MP&Silva đề xuất khoảng 70-80 triệu USD (1.500-1.700 tỷ đồng).

Ông Lê Đình Cường trả lời báo chí sau cuộc họp Ban đàm phán chiều 8/4.


Tuy nhiên, cuối cuộc họp, K+ đã chấp thuận trở lại ban đàm phán, thống nhất để VNPayTV đứng ra thương lượng giá cả bản quyền Ngoại hạng Anh 2016-2019 với MP&Silva. Theo tiêu chí của VNPayTV, Việt Nam sẽ chỉ mua bản quyền Ngoại hạng Anh với mức giá cao hơn tối đa 20% so với mùa giải trước đó (mùa 2013-2016, khoảng 42 triệu USD - ông Lê Đình Cường ước tính).

Ông Cường nói thêm, với thẩm quyền của mình, ông sẽ gửi đề nghị tới các đơn vị chủ quản như VTV, Viettel... để đề nghị các nhà đài thống nhất thực hiện cam kết với ban đàm phán, không đơn vị nào được "xé rào", đàm phán riêng rẽ với MP&Silva.

"Nếu đơn vị nào rẽ ngang để đàm phán riêng với MP&Silva, tức là họ vi phạm cam kết với VNPayTV và ban đàm phán. Đồng nghĩa với việc họ vi phạm cam kết đã báo cáo với Bộ Thông tin và Truyền thông và Phó thủ tướng Vũ Đức Đam. Như vậy, giả sử họ xé rào mua được bản quyền, thì có được phát sóng hay không phải chờ quyết định của Chính phủ", ông Cường đặt giả thiết.

Trong suốt 5 tháng qua, MP&Silva không tỏ ý hợp tác, họ không gặp mặt để thương lượng với Ban đàm phán của VNPayTV. MP&Silva trực tiếp đi gặp các nhà đài riêng rẽ để chào giá bán bản quyền Ngoại hạng Anh với giá cao.

Trong trường hợp cuối cùng, nếu MP&Silva không chấp nhận đàm phán với ban đàm phán của VNPayTV. Người hâm mộ Việt Nam có thể sẽ không được xem giải Ngoại hạng Anh từ mùa giải tới (2016-2017).

"Bản quyền Ngoại hạng Anh mà mua giá đắt như thế chỉ đem lại lợi nhuận cho công ty nước ngoài. Người hâm mộ Việt Nam sẽ chịu thiệt rất lớn khi họ là đối tượng phải gánh chi phí ấy", ông Cường phân tích và khẳng định rằng VNPayTV sẽ cố gắng mua, nhưng không mua bản quyền Ngoại hạng Anh bằng mọi giá.

Quá thời hạn 15/4, nếu không nhận được thêm thông tin từ phía MP&Silva, VNPayTV sẽ đại diện ban đàm phán báo cáo với các cơ quan chức năng và thực hiện các hoạt động truyền thông để nêu rõ việc Giải Ngoại hạng Anh có thể sẽ không đến được với đông đảo khán giả truyền hình.

MP&Silva bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam năm 2009, là một tập đoàn truyền thông và tiếp thị thể thao quốc tế.
 
MP&Silva hoạt động trong lĩnh vực phân phối bản quyền truyền hình của các Liên đoàn thể thao, các giải vô địch quốc gia, cũng như bản quyền truyền hình của một số sự kiện thể thao quan trọng hàng đầu thế giới.
 
Tháng 11/2015, Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam (VNPayTV) đứng ra thành lập ban đàm phán mua bản quyền Ngoại hạng Anh với giá tiết kiệm nhất, không làm thất thoát ngoại tệ ra nước ngoài.

>> "Không nên mua bản quyền Ngoại hạng Anh giá nghìn tỷ
>> MP&Silva từ chối Ban đàm phán bản quyền Ngoại hạng
>> K+ muốn tự mua bản quyền Ngoại hạng Anh
>> K+ là nguyên nhân khiến bản quyền Premier League tăng cao
Theo Tùng Lê (Zing.vn)

Nổi bật