Tờ Guardian thông tin rằng, năm 2016, Hiệp hội bóng đá Trung Quốc (CFA) công bố kế hoạch xây dựng 70.000 sân bóng đá và thu hút 50 triệu người chơi vào năm 2020. Đây là một trong những kế hoạch có ảnh hưởng đến tham vọng đăng cai World Cup của Trung Quốc. Nhưng đến năm 2021, chỉ có 27.000 sân được xây dựng và bóng đá không còn sức ảnh hưởng lớn như mục tiêu ban đầu ở Trung Quốc.
Guardian nhận xét, giờ đây một vụ bê bối tham nhũng có nguy cơ làm hỏng kế hoạch của bóng đá Trung Quốc. Câu chuyện bắt đầu từ tháng 11/2022, khi một trong những nhân vật nổi tiếng nhất bóng đá Trung Quốc Li Tie bị điều tra. Li Tie là cựu cầu thủ Everton, ông từng dẫn dắt tuyển quốc Trung Quốc. Một số lãnh đạo ngành thể thao khác bị điều tra. Điển hình là vụ bắt giam Chủ tịch CFA (Hiệp hội bóng đá Trung Quốc) Chen Xuyuan vào ngày 14/2. Guardian dẫn lời Chủ tịch ChinaClubFootball - một hệ thống bóng đá phong trào: "Điều đó thể hiện cải cách trong 10 năm qua hoàn toàn vô nghĩa".
Theo số liệu từ Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA), từ năm 2011 đến 2020, các câu lạc bộ Trung Quốc đã chi 1,7 tỷ USD cho chuyển nhượng quốc tế. Mức chi tiêu lên đến đỉnh điểm vào năm 2016 khi Super League Trung Quốc chi đến 450 triệu USD cho các vụ chuyển nhượng quốc tế. Mark Dreyer, một nhà phân tích thể thao ở Bắc Kinh cho biết các nhà chức trách đã hỏi: Tại sao các câu lạc bộ lại chi tất cả số tiền này cho các cầu thủ nước ngoài?
Năm 2017, thuế chuyển nhượng 100% được áp dụng đối với cầu thủ nước ngoại có giá trên 45 triệu CNY (6,1 triệu USD) và cầu thủ nội chuyển nhượng với giá trên 20 triệu CNY. Theo kế hoạch, tiền đó được dùng phát triển cơ sở nhưng nó đã biến mất. Một số người nghi ngờ đã chui vào túi của các quan chức tham nhũng.
Theo Guardian, sau môn bóng đá thì khả năng sẽ đến môn bóng rổ của Trung Quốc bị phơi bày nhiều vấn đề.
Theo PV (Saostar.vn)