Tờ Gazzetta dello Sport xác nhận Silvio Berlusconi chính thức bán AC Milan sau 31 năm cầm quyền. Với 740 triệu Euro đổ vào, liệu Milan có được "phục hưng" với ông chủ Trung Quốc?
Berlusconi và cái bắt tay lịch sử với các tỉ phú Trung Quốc. |
Trên trang chủ CLB, một thông báo ngắn đã được phát đi: "Hôm nay, Fininvest đã hoàn thành việc bán toàn bộ cổ phần sở hữu của AC Milan - tương đương 99,93% - cho Như vậy, sau rất nhiều lần trì hoãn, doanh nhân Yonghong Li và Berlusconi đã có cái bắt tay lịch sử, một cuộc chuyển giao thế kỉ. Đương nhiên, nhiều người yêu Milan lâu năm muốn CLB thay đổi, nhưng họ không muốn nhìn Milan rơi vào tay người Trung Quốc. CLB Ý phải do người Ý nắm, đây là luật bất thành văn.
Thật ra, Berlusconi cũng chẳng ưa gì đất nước 1,3 tỉ dân này. Nên nhớ, trong hơn 30 làm chính trị, Berlusconi chưa bao giờ đi thăm Trung Quốc. Chính trị gia này được cho là thân Mỹ, với các chính sách chính trị và kinh tế đều mang màu sắc tư bản phương Tây một cách triệt để.
Milan đang chật vật đi tìm ánh hào quang xưa. |
Nhưng rút cuộc, không có ai là kẻ thù vĩnh viễn - theo đúng với triết lý đầy thực dụng của người Mỹ. Với sức mạnh của đồng nhân dân tệ, các ông chủ Trung Quốc đã thâu tóm được đứa con tinh thần của chính trị gia lắm tài nhiều tật này.
Vậy, với "núi tiền" được ông chủ Trung Quốc bỏ ra, AC Milan sẽ trở lại thời hoàng kim? Thật khó để có câu trả lời trong nay mai. Chỉ chắc chắn, họ không yêu Milan như Berlusconi, và họ là những "con buôn" thứ thiệt.
Để sở hữu Milan, các tỉ phú Trung Quốc phải "trả góp" từng đợt. Milan đòi 750 triệu Euro "ngay và luôn", nhưng nhóm đầu tư này không đủ trả một lần. Mãi đến gần đây, khi có sự hỗ trợ của American Elliot Fund, mọi chuyện mới đi đến hồi kết.
Ngay cả những người không rành về tài chính cũng đủ tính táo nhận ra rằng, người Trung Quốc làm ăn rất "nhây", khác hẳn với phong cách "nói là làm" của các ông chủ Ả Rập. Chưa kể, đứng đầu Milan từ nay về sau sẽ là cả một hệ thống ban quản trị phức tạp, việc muốn mua bán như thế nào sẽ là một nhóm người quyết định chứ không đơn giản như thời Berlusconi.
Tóm lại, nhờ sự trỗi dậy gần đây của nền kinh tế Trung Quốc, các ông chủ Trung Quốc đang thâu tóm rất nhiều đội bóng lớn trên khắp thế giới. Tuy nhiên, tầm nhìn và thành công của họ vẫn cần thời gian để chứng minh, bởi nền bóng đá Trung Quốc cho đến giờ vẫn chỉ "thường thường bậc trung", còn các ông chủ Trung Quốc lấy đâu ra nhiều tiền như thế để có thể thâu tóm hết đội bóng này đến đội bóng khác, vẫn đang là một dấu hỏi lớn.
Hơn nữa, đồng tiền chưa phải là yếu tố quyết định để tạo nên thành công cho một đội bóng. Ví dụ như với Chelsea, nếu không có tình yêu bóng đá vô bờ bến của Abramovich, thì hẳn câu lạc bộ này cũng sẽ chỉ là một gã thiếu gia ăn chơi theo kiểu trọc phú mà thôi!
Riêng với những người yêu Milan, họ sẽ phải làm quen với việc thiếu vắng Berlusconi trên hàng ghế danh dự, bắt đầu từ sau trận Derby Milan (vòng 32 Serie A) cuối tuần này.
AC Milan thời đỉnh cao |
Theo Ngọa Long (Thể Thao Việt Nam)