Một trong những tổ hợp vũ khí phòng thủ tầm gần nguy hiểm và hiện đại bậc nhất hiện nay là tổ hợp pháo cao tốc (CIWS) AK-630M2 Duet. Dàn hợp xướng này có tốc độ bắn tới 5000 viên mỗi phút và được trang bị tới hai nòng, tự động điều khiển hoàn toàn và sử dụng cỡ đạn 30x165mm. Nguồn ảnh: Foxtrotalpha. Đây là một trong những tổ hợp vũ khí phòng thủ trên hạm đáng sợ nhất từng được Nga chế tạo và được trang bị trên các chiến hạm hiện đại nhất của Moscow. Việt Nam hiện cũng đang sở hữu một phiên bản tiền nhiệm của AK-630M2 là pháo CIWS AK-630. Nguồn ảnh: Foxtrotalpha. Tổ hợp pháo cao tốc tiếp theo được coi là chốt chặn cuối cùng dành cho các chiến hạm của châu Âu là loại pháo cao tốc Dardo do Italia thiết kế và phát triển. Loại pháo này có tốc độ bắn chỉ 750 viên mỗi phút nhưng có cỡ đạn tới 40mm. Nguồn ảnh: Foxtrotalpha. Không chỉ là mối nguy hiểm với các loại tên lửa của địch, Dardo còn là loại vũ khí cực kỳ nguy hiểm khi được sử dụng để tấn công các máy bay tầm thấp hay máy bay trực thăng của đối phương với tỷ lệ bắn hạ sẽ có thể đạt tới 100% nếu mục tiêu nằm trong tầm bắn. Nguồn ảnh: Foxtrotalpha. Điều khá bất ngờ là Việt Nam cũng sở hữu một biến thể của Dardo là Nobong 40mm do Hàn Quốc chế tạo dựa trên mẫu pháo của Italy và được trang bị trên tàu hộ vệ chống ngầm lớp Pohang của Hải quân Việt Nam. Nguồn ảnh: Hanwha. Tổ hợp pháo cao tốc nổi tiếng MK15 Phalanx của Mỹ cũng là một trong những tổ hợp phòng thủ tầm gần hiện đại nhất thế giới hiện nay. Nguồn ảnh: Foxtrotalpha. Loại pháo cao tốc này sử dụng khẩu súng máy M61 Vulcan 20mm trứ danh của Quân đội Mỹ được lắp đặt trên gần như mọi loại máy bay chiến đấu kể từ thời của chiếc F-104 Starfighter tới giờ và nó có tốc độ bắn khoảng 75 viên mỗi giây. Nguồn ảnh: Foxtrotalpha. Mặc dù vậy loại pháo phòng thủ tầm gần hiện đại bậc nhất hiện nay phải kể đến Millennium được thiết kế bởi Oerlikon với sự hợp tác của Đức và Thuỵ Sĩ. Đây là loại pháo một nòng, cỡ nòng 35mm và có tốc độ bắn lên tới 1000 viên mỗi phút. Nguồn ảnh: Foxtrotalpha. Đặc điểm của loại pháo này đó là có thiết kế cực kỳ hiện đại và sử dụng hệ thống điện riêng biệt với pin dự trữ năng lượng. Điều này đồng nghĩa với việc ngay cả khi tàu chiến gắn Millennium bị mất điện thì các tổ hợp này vẫn hoạt động bình thường. Nguồn ảnh: Foxtrotalpha. Hà Lan cũng không tỏ ra kém cạnh với tổ hợp pháo cao tốc tầm gần mang tên "Thủ Môn" - Dutch Goalkeeper. Đây là loại pháo hiện đại gần như ngang ngửa với Phalanx của Mỹ nhưng lại sử dụng cỡ đạn lớn hơn, lên tới 30mm. Nguồn ảnh: Foxtrotalpha. Dù sử dụng cỡ đạn tới 30mm nhưng "Thủ Môn" của Hà Lan vẫn có tốc độ bắn kinh hồn bạt vía, lên tới 4200 viên mỗi phút. Tổ hợp này đã ra đời cách đây 30 năm và hiện phục vụ trong Quân đội Hà Lan, Bỉ và Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Foxtrotalpha. Không phải là pháo cao tốc nhưng tổ hợp Raytheon SeaRAM cũng là một trong những tổ hợp vũ khí đánh chặn tầm gần hiện đại nhất thế giới hiện nay. Nguồn ảnh: Foxtrotalpha. Được trang bị 11 tên lửa thông minh có dẫn đường loại RIM-116 RAM, tổ hợp này hoạt động cực kỳ đắt đỏ với mỗi quả tên lửa có giá lên tới hàng trăm nghìn USD tuy nhiên hiệu quả của nó lại gần như là tuyệt đối khi đối đầu với các tên lửa của đối phương ở pha cuối. Nguồn ảnh: Foxtrotalpha. Mặc dù vậy, thứ vũ khí đánh chặn tầm gần hiện đại bậc nhất thế giới hiện nay phải nhắc đến đó là tổ hợp pháo cao tốc Kashtan do Liên Xô nghiên cứu phát triển và được Nga hoàn thiện cũng như sử dụng tới tận ngày nay. Nguồn ảnh: Foxtrotalpha. Sử dụng cỡ đạn 30x165mm, tổ hợp Kashtan có tốc độ bắn lên tới 9000 viên mỗi phút. Tổ hợp này còn được trang bị kèm 8 ống phóng tên lửa các loại. Phiên bản Kashtan-M có khả năng phóng tên lửa tầm xa tối đa tới 10.000 mét trong khi đó tầm bắn tối đa của đạn 30mm cũng đã lên tới 5000 mét. Nguồn ảnh: Foxtrotalpha. Việt Nam cũng là một trong quốc gia hiếm hoi trên thể giới sở hữu các tổ hợp vũ khí đánh chặn tầm gần Kashtan mà cụ thể ở đây là biến thể Palma trang bị trên các tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 của Hải quân Việt Nam, đóng vai trò phòng không trên hạm bên cạnh AK-630. Theo Tuấn Anh (Kienthuc.net.vn)