Theo trang quân sự Defenceblog của Ukraine, việc được Nga chuyển giao công nghệ, Việt Nam sẽ sản xuất khoảng 3.000 tên lửa KCT-15 với 3 phiên bản khác nhau.
Dù chưa rõ 2 bên góp vốn như thế nào, nhưng tên lửa sẽ được sản xuất tại Việt Nam với số lượng rất lớn với khoảng 3.000 tên lửa chống hạm KCT-15. Ngoài ra, Việt Nam cũng có quyền xuất khẩu sang bất kỳ nước nào, giống như trường hợp Ấn Độ xuất khẩu tên lửa BrahMos.
Tên lửa chống hạm KCT-15. |
Theo truyền thông Nga, nhiều khả năng KCT-15 sẽ được trang bị những công nghệ mới nhất áp dụng trên mẫu Uran-UE, như tối ưu hóa quỹ đạo bay nhằm nâng tầm bắn lên gấp đôi và kết hợp với cơ chế dẫn đường vệ tinh.
Với 3.000 tên lửa KCT-15 được chế tạo với 3 biến thể: phóng từ tàu mặt nước, phóng từ trên không và phóng từ đất liền, đây là nguồn bổ sung rất quan trọng cho kho dự trữ của Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Theo những thông tin được công khai, ngoài 50 tên lửa Klub-S trang bị cho tàu ngầm Kilo cùng với 40 quả Yakhont thuộc hệ thống Bastion-P, số lượng tên lửa chống hạm hiện đại của Việt Nam chỉ bao gồm 200 quả 3M24-E lắp đặt trên các tàu mặt nước cùng với 100 đạn Kh-31A của Su-30MK2.
Con số trên thực sự quá nhỏ nhoi trong trường hợp phải đối đầu với một lực lượng hải quân mạnh, sở hữu hạm đội tàu chiến "đông như quân Nguyên".
Do mang đầu đạn nhỏ (90 kg của Kh-31A và 145 kg của Uran-E), để đảm bảo tiêu diệt một khinh hạm cỡ 3.000 tấn cũng như bù trừ phần tiêu hao vì bị đánh chặn dọc đường, ước tính bên tấn công sẽ phải bắn tối thiểu 3 - 4 quả Kh-31A/Uran-E vào đối tượng.
Thậm chí nếu đối đầu với khu trục hạm hiện đại khoảng 7.000 tấn được trang bị hệ thống phòng không tinh vi, hay muốn loại khỏi vòng chiến một tàu đổ bộ tấn công lượng giãn nước 20.000 tấn, số lượng tên lửa bắn đi có thể lên tới cả chục quả cho một mục tiêu.
Với nhiệm vụ trên, rõ ràng số tên lửa hiện có của Việt Nam không đủ cho một cuộc chiến trong thời gian dài.
Nhưng đến khi sản xuất hàng loạt 3.000 tên lửa KCT-15 ở cả 3 biến thể sẽ lấp đầy khoảng trống trên, Hải quân Nhân dân Việt Nam sẽ có đủ vũ khí để nhấn chìm mọi kẻ thù xuống đáy Biển Đông, giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc.
Nói về việc Việt Nam sản xuất tên lửa KCT-15, một số chuyên gia của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) cho biết, tên lửa hành trình chống hạm do Việt Nam sản xuất có nhiều điểm khác so với mẫu 3M24 Uran của Nga, chúng có thể sở hữu tầm bắn gấp đôi.
Tên lửa KCT-15 do Việt Nam chế tạo được trưng bày công khai có nhiều điểm khác với 3M24 như ở giữa cánh trên giữa thân không có lỗ hút gió cho động cơ phản lực của tên lửa.
Nếu so sánh với biến thể cải tiến phóng từ trên không của 3M24 là Kh-35U thì cũng có những cải tiến về cách bố trí động cơ, được thay đổi vị trí trong phần phía sau thân được mở rộng.
Thiết kế đó giúp cho khả năng mang nhiên liệu lớn hơn và mở rộng tầm xa tối đa của tên lửa. KCT-15 không theo cấu hình này hoặc sẽ theo kiểu thiết kế luồng phụt nhưng hiện vẫn chưa được nhìn thấy rõ trên tên lửa đã trưng bày.
Theo Ngọc Hòa (Đất Việt)