Việt Nam đã có thể thay pháo phòng không tự hành ZSU-23-4

18/07/2016 11:15:00

Với sự xuất hiện của tổ hợp pháo phòng không tự hành Zak-57, Việt Nam đã có ứng viên sáng giá nhất thay thế pháo ZSU-23-4.

Với sự xuất hiện của tổ hợp pháo phòng không tự hành Zak-57, Việt Nam đã có ứng viên sáng giá nhất thay thế pháo ZSU-23-4.

Trước đó, tại triểm lãm quốc phòng KADEX 2016 diễn ra tại Kazakhstan, Nga cũng đã mang một nguyên mẫu Derivatsiya-PVO (SPAAG) đến tham dự. Điều này chứng minh mẫu pháo phòng không tự hành này đã sẵn sàng cho quá trình thử nghiệm sẽ diễn ra trong năm 2017.

Viet Nam da co the thay phao phong khong tu hanh ZSU-23-4
 Tổ hợp pháo phòng không tự hành Zak-57 Derivatsiya-PVO 57mm của Nga được đặt trên khung gầm xe chiến đấu bộ binh BMP-3.

Theo Georgy Zakamennykh - Giám đốc Viện Nghiên cứu Trung ương Burevestnik (một trong nhưng đơn vị thuộc tập đoàn quốc phòng Uralvagonzavod của Nga) cho biết, Zak-57 Derivatsiya-PVO SPAAG là tổ hợp vũ khí phòng không có một không hai trên thế giới và nó được phát triển với sự hợp tác của hơn 10 công ty quốc phòng. Trong đó Burevestnik là nhà thầu chính còn tổ hợp pháo phòng không điều khiển từ xa 57mm được phát triển bởi Cục thiết kế Tochmash.

Xác xuất bắn hạ mục tiêu của Derivatsiya-PVO gần như tương đương với một tên lửa phòng từ các mục tiêu cỡ nhỏ cho đến các mục tiêu bay ở tốc độ cận âm.

Ngoài ra, Zak-57 không bị giới hạn trong nhiệm vụ tác chiến phòng không mà nó còn có thể được sử dụng như một vũ khí tấn công mặt đất chống lại lực lượng tăng thiết giáp hay bộ binh của đối phương. Trong khi đó ở vai trò vũ khí phòng không, Zak-57 còn có thể bắn hạ cả tên lửa hành trình lẫn đạn rocket phóng loạt ở cự ly gần.

Các chuyên gia quân sự Nga tin rằng, pháo phòng không không phải là thứ vũ khí lỗi thời. Nó vẫn có tính hiệu quả nhất định so với các tổ hợp tên lửa phòng không thông thường. Chính vì điều này mà Quân đội Nga vẫn tiếp tục phát triển các tổ hợp vũ khí phòng không kết hợp giữa cả pháo và tên lửa. Trong khi đó từ cuối những năm 1980 Phương Tây đã ngưng phát triển các tổ hợp pháo phòng không tự hành mới.

Viet Nam da co the thay phao phong khong tu hanh ZSU-23-4-Hinh-2
 2K22 Tunguska là ví dụ điển hình nhất cho các tổ hợp vũ khí phòng không kết hợp giữa pháo và tên lửa phòng không của Nga.

Tuy nhiên, các thiết kế sư phát triển Zak-57 cho rằng nó vẫn hiệu quả trong việc bảo vệ vùng trời trước các mối đe dọa tiềm tàng trên không. Bên cạnh đó chi phí để vận hành tổ hợp vũ khí phòng không này cũng thấp hơn nhiều so với các tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp.

Ý tưởng phát triển Zak-57 được lấy từ tổ hợp pháo tự động 30mm vốn được sử dụng khá phổ biến trên các dòng xe bọc thép của Quân đội Nga. Mà chúng đã không còn hiệu quả trong tác chiến phòng không lẫn tiêu diệt các mục tiêu mặt đất hiện nay. Nhưng lợi thế của Zak-57 không phải là cỡ nòng lớn hơn mà là việc nó được trang bị đạn dẫn đường thông minh, tất nhiên việc phát triển một mẫu đạn dẫn đường chỉ 57mm sẽ khó khăn hơn nhiều so với một mẫu đạn pháo 152mm như trên siêu pháo tự hành Koalitsiya-SV.

Theo đó Tochmash, họ sẽ phát triển mẫu đạn dẫn đường thông minh cho Zak-57 dựa trên đạn phòng không dành cho pháo cao xạ S-60 AZP 57mm. Nó có thiết kế khác với hệ thống cánh định hướng chạy dọc thân quả đạn, cùng với đó là đầu dẫn cảm biến laser định vị mục tiêu. Còn việc triển khai mẫu đạn này tương tự như các mẫu đạn pháo 57mm thông thường khác.

Mỗi viên đạn dẫn đường 57mm do Tochmash phát triển được lắp đầu đạn nặng 2kg trong đó có 400g thuốc nổ cực mạnh với sức công phá tương tự một quả đạn pháo 76mm. Nó cũng được phát triển thành nhiều biến thể khác nhau như phân mảnh và xuyên giáp. Chúng đều được bắn qua nòng pháo chính của Zak-57 với tầm bắn hiệu quả từ 200m đến 8km với mục tiêu bay cận âm và từ 3-5km với phương tiện bay không người lái.

Viet Nam da co the thay phao phong khong tu hanh ZSU-23-4-Hinh-3
Pháo 57mm của  Zak-57 có tốc độ bắn lên đến 120 phát/phút kết hợp với đạn dẫn đường thông minh giúp nó dễ dàng đánh bại mọi đối thủ trong cùng phân khúc.

Để đáp ứng khả năng hoạt động của mẫu đạn dẫn đường này, Zak-57 cũng được tích hợp sẵn hệ thống cảm biết hình ảnh định vị mục tiêu với tính năng khóa và theo dõi mục tiêu tự động, thiết bị đo khoảng cách bằng laser và hệ thống định vị bằng laser. Hệ thống kiểm soát hỏa lực tiên tiến và máy tính đường đạn tự động cho phép Zak-57 hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, nó cũng có thể vừa di chuyển vừa bắn nhưng vẫn đảm bảo khả năng tác chiến hiệu quả.

Tốc độ bắn của pháo 57mm trên Zak-57 là 120 phát/phút. Toàn bộ tổ hợp này hoạt động tự động hoàn toàn từ chọn lại mục tiêu cho đến tính toán khu vực bắn. Nòng pháo của Zak-57 có thể nâng lên hạ xuống ở một góc từ -5 độ đến +75 độ, với tầm bắn mục tiêu trên không là ở độ cao 4.500m và mục tiêu mặt đất là ở khoảng cách 3km.

Trọng lượng của mỗi tổ hợp Zak-57 chỉ khoảng 20 tấn và được đặt trên khung gầm bánh xích của xe chiến đấu bộ binh BMP-3. Và đây cũng là tổ hợp pháo phòng không tự hành đầu tiên của Nga sau nhiều thập kỷ. Trong khi đó từ trước cho tới nay Nga đều phát triển các tổ hợp vũ khí phòng không hỗn hợp gồm cả pháo và tên lửa như Tunguska hay Pantsir-S1.

Theo Trà Khánh (Kienthuc.net.vn)

Nổi bật