Vì sao thần đồng thường qua đời sớm? Chẳng phải do 'số trời định' mà đến từ NGUYÊN NHÂN sau!

16/04/2024 20:05:31

Có nhiều người tài giỏi nhưng số phận của họ lại ngắn ngủi.

Nguỵ Vĩnh Khang là một thần đồng nổi danh tại Trung Quốc. Ngày 17/11/2021, anh đột ngột qua đời khi chỉ mới 38 tuổi do mắc bệnh. Anh sinh ra trong một gia đình bình thường. Bố anh là cựu chiến binh, mẹ anh là nhân viên tại cửa hàng tạp hoá. 

Thế nhưng ngay từ nhỏ, Vĩnh Khang đã thể hiện tố chất thông minh. Năm 2 tuổi anh đã học thuộc 1000 chữ Hán và biết đọc thơ Đường. Năm 4 tuổi, anh cơ bản hoàn thành chương trình học tiểu học. 8 tuổi, anh thi đỗ vào trường trung học trọng điểm của tỉnh. Truyền thông Trung Quốc đặt cho anh biệt danh “thần đồng Phương Đông” 10 năm hiếm có.

Vì thông minh vượt bậc nên anh Nguỵ Vĩnh Khang được nhận vào khoa Vật lý của Đại học Tương Đàn và trở thành sinh viên trẻ nhất Hồ Nam bấy giờ. Năm 17 tuổi, anh đã học nghiên cứu sinh tại Viện Vật lý Năng lượng cao thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc. 

Thành tích xuất sắc là vậy nhưng năm 2003, truyền thông xôn xao thông tin anh bị nhà trường cho thôi học. Nguyên nhân do anh không có khả năng chăm sóc bản thân. Về sau anh lập gia đình, có 2 con và tìm một công việc ổn định, sống như một người bình thường. Và việc anh qua đời khi tuổi trẻ khiến nhiều người không khỏi bất ngờ. 

Nguỵ Vĩnh Khang bị đánh giá là không biết cách hoà hợp với mọi người vì trí tuệ cảm xúc thấp, không tìm được cảm giác tồn tại của chính mình. Anh chỉ có thể trải nghiệm giá trị bản thân trong công việc. Vì vậy, những lúc rảnh rỗi khi người khác đang thư giãn thì anh vẫn làm việc chăm chỉ miệt mài. 

Không khó để thấy sự ra đi sớm của "thần đồng" liên quan nhiều đến trí tuệ cảm xúc. Nếu cha mẹ của Nguỵ Vĩnh Khang nhận ra điều này kho con họ còn nhỏ thì có lẽ bi kịch không xảy ra.

Vì sao thần đồng thường qua đời sớm? Chẳng phải do 'số trời định' mà đến từ NGUYÊN NHÂN sau!
Nguỵ Vĩnh Khang

Hay như Đàm Dao (SN 1994) là một trong những thần đồng nổi tiếng tại Trung Quốc. Năm 2 tuổi cô bé đã đi học lớp tiền tiểu học, 14 tuổi vào cấp 3 và được kỳ vọng sẽ có tương lai tươi sáng. Tuy nhiên cuộc đời cô bé chính thức chấm dứt vào năm 2008, sau khi bị giáo viên phê bình. Cái chết của nữ thần đồng này không phải do một phút tổn thương vì lời nói của thầy giáo mà là hệ lụy suốt 14 năm liền phải gồng gánh áp lực học tập.

Ninh Bạc - một thần đồng lừng danh khác cũng đã phải đi tu vì áp lực của gia đình, xã hội. Hay trường hợp của thần đồng Tiền Chính - từng được nhận vào Đại học Princeton năm 16 tuổi cuối cùng mắc bệnh tâm thần và thất nghiệp. Lý do vì từ nhỏ đến lớn, anh bị ép học tập mà không được dạy bất kỳ kỹ năng sống nào. Điều này dẫn đến việc anh bị rối loạn về tâm lý, IQ có thừa nhưng EQ lại thiếu hụt.

Trong các nghiên cứu cũng chỉ ra, việc "thần đồng" qua đời sớm do họ thường tập trung hoàn toàn vào lĩnh vực chuyên môn quá sớm, dẫn đến thiếu khả năng xã hội, thường tử vong. Ngoài ra, trí óc của họ cũng tiêu hao nhiều sức lực, dễ mắc các bệnh nan y nên tuổi thọ ngắn.

Những điểm mấu chốt của giáo dục trí tuệ cảm xúc

Trong quá trình giáo dục con cái, cha mẹ không chỉ chú trọng nâng cao chỉ số IQ của con mà còn phải định hướng cho con phát triển trí tuệ một cách kịp thời. Giáo dục trí tuệ cảm xúc cao đòi hỏi phải chú ý đến những điều sau: 

- Cha mẹ nên tập trung vào hành vi của con chứ không phải tính cách của con. Hãy đưa ra nhận xét một cách cụ thể và tập trung, đồng thời cho con biết bạn cảm thấy thế nào về hành vi của con.

Ví dụ, nếu trẻ cáu kỉnh và thích mất bình tĩnh, chúng ta không nên chủ động gán cho trẻ là “tính xấu”, mà hãy bày tỏ quan điểm của mình về những sự việc khiến trẻ mất bình tĩnh.

Vì sao thần đồng thường qua đời sớm? Chẳng phải do 'số trời định' mà đến từ NGUYÊN NHÂN sau! - 1

- Khi trẻ bày tỏ cảm xúc, lý luận logic không thể giúp ích được gì. Cách tốt nhất là lắng nghe. Đơn giản chỉ cần chia sẻ những gì bạn nhìn thấy và nghe thấy thường sẽ giúp cuộc trò chuyện diễn ra nhiều hơn là đặt những câu hỏi thăm dò.

- Hãy để trẻ hiểu rằng cảm xúc của trẻ không có gì sai, nhưng hành vi sai trái của trẻ mới là vấn đề. Ví dụ, một đứa trẻ bị ai đó đẩy ngã khi đang chơi với bạn. Điều này khiến đứa tức giận, xô ngã bạn. Lúc này, người lớn không nên trực tiếp đổ lỗi cho trẻ mà trước hết hãy bày tỏ sự thông cảm với tâm trạng tức giận khi bị người khác xô ngã. Khi tâm trạng của trẻ dịu đi, người lớn hãy nói với trẻ rằng việc xô bạn ngã là sai lầm. Theo thời gian, trẻ sẽ dần học được cách kiểm soát hành vi hung hăng của mình khi tức giận.

Hướng dẫn trẻ học cách quản lý cảm xúc là nền tảng của giáo dục trí tuệ cảm xúc và là chìa khóa để nuôi dưỡng trẻ có trí tuệ cảm xúc cao. Cha mẹ nên chú ý đến những thay đổi về mặt cảm xúc của con cái, hỗ trợ và hướng dẫn, giúp con giải quyết vấn đề và thiết lập mối quan hệ ổn định giữa các cá nhân.

Theo Ứng Hà Chi (Nguoiduatin.vn)