Vì sao Hoàng đế Trung Hoa không được độc sủng một phi tần nào đó liên tiếp trong nhiều ngày?

07/05/2022 08:13:20

Có một số lý do giải thích cho việc Hoàng đế không được độc sủng một phi tần nào đó liên tiếp trong nhiều ngày.

Nhà Thanh là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc. Trong triều đại này, các phi tần sẽ được phân theo cấp bậc và cao nhất là Hoàng hậu. Căn cứ vào từng cấp bậc mà các phi tần được hưởng bổng lộc khác nhau và cơ hội diện kiến Hoàng đế cũng khác nhau.

Trong vô số cung tần mỹ nữ, Hoàng thượng chỉ giữ lại cho mình một vài cái tên đặc biệt yêu thích. Những tên này được khắc vào tấm kim bài đặt trong một chiếc lọ lớn nằm ở phía trên long sàng. Khi nào nhà vua muốn thị tẩm thì sẽ lật thẻ bài để thái giám chuẩn bị đưa phi tần đến hầu hạ.

Quy tắc lật thẻ bài chọn phi tần thị tẩm cũng đã được áp dụng từ đây. Tên các hậu phi sẽ được khắc trên các thẻ gỗ, sau đó hoàng đế sẽ lựa chọn thẻ bài, người được chọn sẽ hầu hạ Hoàng đế trong tối ngày hôm đó.

Theo quy định của Thanh triều, vào thời gian sau bữa tối của mỗi ngày, thái giám Tổng quản sẽ dâng lên cho Hoàng đế một khay đựng các khối kim bài khắc tên những phi tần trong hậu cung. Nếu Hoàng đế muốn sủng hạnh phi tần nào sẽ lật thẻ bài có tên của người đó. Nếu không có nhã hứng thị tẩm, khay kim bài sẽ được đặt về chỗ cũ.

Vì sao Hoàng đế Trung Hoa không được độc sủng một phi tần nào đó liên tiếp trong nhiều ngày?
Ảnh minh họa

Trước giờ thị tẩm, phi tần được Hoàng đế sủng ái sẽ đi tắm rửa sạch sẽ, cởi bỏ y phục, được kiểm tra kỹ lưỡng để chắc chắn không có bất cứ hung khí nào giấu trong người, rồi được quấn quanh người bằng một chiếc màu chăn đỏ. Sau đó, các thái giám sẽ khiêng vị phi tần này đến bên long sàng của Hoàng thượng.

Lúc này, phi tần đó phải tự mình bò lên long sàng và chui vào chăn vì việc đứng quay lưng lại với Hoàng đế được coi là phạm thượng. Sau khi lâm hạnh, họ sẽ bò giật lùi ra khỏi giường, tự cuốn mình vào chăn trước khi được thái giám đưa trở lại về cung.

Ngoài ra, Hoàng đế cũng không được độc sủng một phi tần nào đó liên tiếp trong nhiều ngày. Bởi việc này khiến hoàng thất không thể khai chi tán diệp (không sinh được nhiều con cái). Thêm vào đó, việc độc sủng một người khiến cho các phi tần khác ghen ghét, đố kị, dẫn tới loạn chốn hậu cung.

Khi Hoàng đế thị tẩm, thái giám sẽ luôn túc trực phía ngoài réo liên tục để Hoàng đế biết được mà kết thúc “công việc” theo đúng quy định. Việc này là giúp nhắc nhở Hoàng đế không nên vui chơi quá đà để đảm bảo sức khỏe.

Theo Song Long (Saostar.vn)