'Vén màn' bí ẩn về nhóm buôn bán trẻ em ở Campuchia

15/07/2022 10:17:10

Giới chức Campuchia đã phải vào cuộc sau hàng loạt những bê bối gần đây liên quan đến các tổ chức buôn bán trẻ em trái phép. Chúng bắt cóc các đối tượng là thanh thiếu niên rồi ép làm việc, sau đó lên mạng để lừa thêm các nạn nhân sang Campuchia dưới mác 'việc nhẹ, lương cao'.

Quảng Tây, Trung Quốc, tháng 12/2021, Yun, 14 tuổi bị một người đàn ông lừa bán ra khỏi Trung Quốc thông qua một ứng dụng video với lời giới thiệu về một công việc hấp dẫn. Cậu bé vốn xuất thân trong hoàn cảnh khá đặc biệt khi luôn bị gia đình ghẻ lạnh và phải nhảy việc liên tục để tìm những công việc khác nhau vừa mới nghỉ học khi không cưỡng lại được với mức lương hấp dẫn mà người đàn ông đã đưa ra.

'Vén màn' bí ẩn về nhóm buôn bán trẻ em ở Campuchia

Một vài người bạn của Yun cũng theo chân cậu bé bỏ nhà ra đi. Đến khi chúng phát hiện ra sự thật rằng mình đã bị lừa thì mọi việc đã quá muộn. Chúng bị những người đàn ông lạ mặt áp giải trên một hành trình dài, lúc thì bị nhét lên ôtô, lúc thì bị bắt đi bộ qua những ngọn núi hay phải chui rúc dưới những chiếc thuyền vượt biên nhỏ chật hẹp. Tất cả chỉ dừng lại khi chúng nhìn thấy những bảng hiệu bằng tiếng nước ngoài.

Tại điểm đến, 6 đứa trẻ, tất cả đều chưa đủ tuổi vị thành niên bị bán vào một khu phức hợp của thành phố Sihanoukville của Campuchia. Ở đó chúng bị giam giữ và phải làm những công việc lừa đảo người khác qua internet.

Yun kể lại: "Bọn cháu kết bạn trên WeChat (ứng dụng nhắn tin của Trung Quốc), và liên tục trò chuyện với họ để làm tạo ra một mối quan hệ tốt đẹp." Sau đó những đứa trẻ sẽ thuyết phục các nạn nhân của mình tham gia vào một kế hoạch đầu tư lừa đảo.

Những gì mà Yun và các bạn của em phải làm đều là những câu chuyện có thể dễ dàng bắt gặp trên mạng. Sihanoukville là một thành phố ven biển nổi tiếng với các nhà đầu tư Trung Quốc nhưng đã trở thành một trong những điểm nóng toàn cầu về các hoạt động lừa đảo trực tuyến. Các băng đảng ở đây cần nhiều nhân công hơn là số lao động tình nguyện ở địa phương. Bọn chúng sử dụng những chiêu thức dụ dỗ người tìm việc bằng những lời hứa hẹn hấp dẫn để rồi giam cầm các nạn nhân khi bắt được họ. Mặc dù không có những số liệu thống kê chính thức nhưng những thanh thiếu niên Trung Quốc ngây thơ thường rất dễ trở thành con mồi của bọn chúng.

Vài năm trở lại đây, những vị cứu tinh cho các trường hợp như của Yun là một nhóm doanh nhân Trung Quốc làm việc tại địa phương. Họ là những người tình nguyện dành thời gian, tiền bạc và cả quan hệ của mình để cố gắng giải phóng cho những người đồng hương của họ bị lừa bán sang đây. Tuy nhiên một vụ án gần đây liên quan đến một người đàn ông Trung Quốc đã khiến mạng lưới này bị chính phủ Campuchia giám sát dẫn tới phải tan rã, làm dấy lên lo ngại cho các nạn nhân sau này sẽ không thể xoay sở để có thể trở về quê hương.

'Vén màn' bí ẩn về nhóm buôn bán trẻ em ở Campuchia - 1

Mổ lợn

Khu nhà nơi mà Yun và các bạn bị giam giữ giống như một văn phòng công ty. Rất nhiều máy tính và điện thoại được lắp đặt tại đây. Những người đóng vai trò là quản lý luôn hô to khẩu hiệu nhằm khích lệ và động viên đám người mới đến.

Do chính quyền Trung Quốc luôn giám sát chặt chẽ mạng xã hội trong nước nên để tránh sự theo dõi của các nhà chức trách, những kẻ lừa đảo thường liên lạc với nạn nhân của mình thông qua ứng dụng tin nhắn Telegram. Ming, một bé gái 15 tuổi bị lừa bán cùng với Yun, kể lại rằng những kẻ bắt giữ họ thường đe dọa bằng cách gửi những video đẫm máu đến nhóm làm việc trên Telegram nhằm "dằn mặt" những kẻ chống đối. Ming cho biết: "Điều đó vô cùng đáng sợ."

Công việc lừa đảo khiến Yun vô cùng lo lắng. Cậu bé không hoàn toàn hiểu những gì mình đang làm và cũng không sẵn sàng tham gia, nhưng Yun cũng không dám phản kháng cũng vì sợ bị trừng phạt. Cậu bé là người trẻ nhất trong nhóm khi mới chỉ 14 tuổi nhưng đã bị đánh đến 2 lần vì đã không "nhử" được ai. Đêm xuống, bên trong căn phòng trọ cùng nhiều người khác, cậu bé vừa khóc vừa trốn trong tấm chăn của mình. "Nếu tôi bị những người đó nhìn thấy, tôi chắc chắn sẽ bị nghi ngờ là có ý định bỏ trốn." Yun chia sẻ.

Hình thức lừa đảo qua mạng đang là hình thức mà thanh niên dễ mắc phải và đang ngày càng phổ biến. Ở Sihanoukville, các băng nhóm gốc Hoa chiếm đa số, nhưng các hoạt động lừa đảo nhằm vào công dân các nước khác đang gia tăng. Năm 2019, chính phủ Trung Quốc đã tiến hành trấn áp các vụ lừa đảo công dân sang Campuchia làm việc, họ cũng đã thành lập một văn phòng thực thi chung với các đồng nghiệp người Campuchia ở thủ đô Phnom Penh. Năm ngoái, hơn 610 công dân Trung Quốc nghi bị lừa bán sang Campuchia đã được hồi hương. Nhưng mạng lưới của những băng nhóm này vẫn đang phát triển và mở rộng hoạt động sang các quốc gia khác như Myanmar hay Ấn Độ.

Một trò lừa đảo thường được sử dụng với cái tên "kế hoạch mổ lợn" là hình thức khá phổ biến. Những kẻ lừa đảo thường đóng giả là những người sành điệu, giàu có để phát triển những mối quan hệ yêu đương qua mạng để rồi sau đó "giết thịt" con mồi bằng cách dụ dỗ họ trả tiền cho những âm mưu liên quan đến tiền điện tử, cổ phiếu hay các tài sản có giá trị khác.

Theo Tổ chức Chống Lừa đảo Toàn cầu (GASO), một tổ chức phi lợi nhuận do một phụ nữ Singapore đã được thành lập vào tháng 6/2021 sau khi cô trở thành nạn nhân của một vụ lừa đảo tương tự. Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ nói kể từ khi bùng nổ dịch Covid-19, lừa đảo trực tuyến đã bùng nổ. Năm 2021, thiệt hại do các nạn nhân báo cáo đã lên đến 547 triệu USD, tăng gần 80% so với năm 2020.

Ở Sihanoukville, các thanh thiếu niên nhanh chóng quyết định rằng chúng sẽ phải chạy trốn. Với hy vọng đào tẩu, chúng đã cố gắng tìm cách liên lạc với gia đình. Ming luôn chuyển đổi giữa hai tài khoản WeChat để che giấu những lời cầu cứu khỏi những kẻ bắt giữ mình. Tuy nhiên, không một người thân nào của đám trẻ có một hành động nào nhằm giải thoát cho bọn chúng.

Sau khoảng một tuần, cuối cùng Ming cũng có thể tìm được một người giúp đỡ. Theo gợi ý của một người bạn cũng bị giam giữ ở Sihanoukville, cô đã liên hệ với Chen Baorong, một doanh nhân làm việc tại Phnom Penh và là người tổ chức Đội từ thiện Trung Quốc-Campuchia, nhóm chuyên tìm cách giải cứu các nạn nhân buôn người.

Chen đã trấn an đám trẻ và nói với họ rằng hãy để cha mẹ của họ báo cáo tình hình của họ cho cảnh sát ở quê nhà. Thông qua các mối quan hệ của mình, Chen đã liên lạc được với kẻ bắt giữ nhóm trẻ. Ban đầu hắn ta yêu cầu đòi  tiền chuộc, nhưng sau đó đồng ý thả bọn trẻ với điều kiện phải xóa mọi thứ liên quan đến công ty khỏi điện thoại.

Những đứa trẻ sau đó được gửi đến khách sạn Changcheng ở Phnom Penh, một nơi an toàn cho các nạn nhân bị buôn bán do Li Jie, một thành viên của Đội từ thiện làm chủ. Một phần do hạn chế đi lại liên quan đến đại dịch, phải mất vài tháng các thiếu niên mới có thể về nhà. Chen đã giúp họ có được giấy phép chính thức tại Đại sứ quán Trung Quốc những đứa trẻ không có hộ chiếu và thị thực. Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam cũng đã giúp thu xếp hành trình trở về cho các nạn nhân do Trung Quốc và Campuchia không có chung đường biên giới.

Những đứa trẻ được hồi hương là những người may mắn. Một nạn nhân khác, 17 tuổi, người đã có ý định làm thợ xăm ở Trung Quốc trước khi bị dụ vào một khu nhà ở Sihanoukville, nói với PV hồi tháng Hai rằng những kẻ bắt giữ anh ta đã gọi điện cho mẹ anh và gửi những video đánh đập anh ta cho bà để yêu cầu khoản tiền chuộc là hơn 500.000 nhân dân tệ (khoảng hơn 1.7 tỷ đồng) để giải phóng anh và bạn gái. Những kẻ bắt giữ anh sau đó còn tiếp tục đánh đập anh và ép anh sử dụng cả ma túy. Mặc dù gia đình anh đã gửi tiền chuộc, nhưng cuối cùng anh lại bị bán cho một công ty khác, trước khi được Chen giải cứu.

'Vén màn' bí ẩn về nhóm buôn bán trẻ em ở Campuchia - 2

Câu chuyện về "nô lệ máu"

Chen cho biết anh đã giúp hơn 300 nạn nhân thoát khỏi “chế độ nô lệ mạng” kể từ năm 2020. Nhưng vào tháng 2, anh đã bị cảnh sát Campuchia tạm giữ và buộc tội kích động phân biệt đối xử và khai báo gian dối.

Các cáo buộc bắt nguồn từ việc anh đã giải cứu một người đàn ông Trung Quốc, tên Li Yayuanlun. Li ban đầu khai rằng anh đã bị buôn bán đến Sihanoukville và buộc phải làm việc cho những kẻ lừa đảo, chúng đã lấy và bán máu của an. Zhu Minxue, trưởng bệnh viện Bethune Campuchia China First ở Phnom Penh và là bác sĩ điều trị cho Li, nói với PV hồi tháng 2 rằng người đàn ông đang ở tình trạng “thiếu máu” khi nhập viện. Nhưng cảnh sát sau đó xác định rằng người đàn ông đã bịa đặt việc đã là "nô lệ máu" để che đậy việc nhập cảnh trái phép vào Campuchia. Được biết, chính quyền Campuchia cho rằng câu chuyện của Li đã làm tổn hại đến danh tiếng của đất nước.

Tất cả mọi người bây giờ đều cảm thấy lo sợ. Họ lo rằng nếu tiếp tục công việc cứu hộ, một ngày nào đó họ có thể bị bắt mà không có lý do. Xellos, tình nguyện viên cứu hộ chia sẻ

Chen hiện đang bị giam ở Sihanoukville, chờ một phiên tòa có thể khiến anh ta phải ngồi tù tới ba năm. Ngoài bác sĩ Zhu, một bác sĩ khác là một tình nguyện viên điều trị cho Li nhưng cũng bị buộc tội. Bản thân Li, người vẫn đang bị bệnh nặng, được cho là đã bị trục xuất về Trung Quốc vào cuối tháng 6, cùng thời điểm Đại sứ quán Trung Quốc một lần nữa tuyên bố sẽ tăng cường nỗ lực chống cờ bạc trực tuyến và lừa đảo.

Khi PV đặt câu hỏi với Chen về trường hợp của Li vào tháng 2, Chen cho biết họ đã gửi Li đến một bệnh viện địa phương của Trung Quốc, chỉ định các tình nguyện viên chăm sóc anh ấy và tổ chức một đợt hiến máu. “Anh ấy là đồng hương của chúng tôi, và chúng tôi muốn cố gắng hết sức để giúp anh ấy,” Chen nói vào thời điểm đó.

Trong cuộc điện đàm, Chen cũng nói rằng nhiều tổ chức lừa đảo ở Campuchia được điều hành bởi những kẻ đào tẩu đã bị đuổi ra khỏi Trung Quốc sau nhiều đợt truy quét tội phạm. Chính phủ Campuchia đã công bố lệnh cấm cờ bạc trực tuyến vào năm 2019  tuy nhiên điều này không ngăn cản được những kẻ lừa đảo tiếp tục hoạt động.

Để chống lại các băng nhóm, Chen thường xuyên gửi bằng chứng và lời khai nhân chứng cho cảnh sát Trung Quốc và văn phòng chung ở Phnom Penh, nhưng các mạng lưới tội phạm vẫn phát triển. Chen thậm chí đã phải nhận những lời đe dọa về hành động của mình, bởi anh đang “cắt đi cần câu cơm” của chúng.

'Vén màn' bí ẩn về nhóm buôn bán trẻ em ở Campuchia - 3

Hoạt động giảm dần

Vào tháng 3, một khối gồm 35 nhóm xã hội dân sự Campuchia và quốc tế, bao gồm cả Phái đoàn Công lý Quốc tế, đã đưa ra một tuyên bố chung kêu gọi các nhà chức trách Campuchia khẩn trương giải quyết “các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng” bên trong “các khu nô lệ” và “điều tra đầy đủ sự lạm dụng trẻ em trong lãnh thổ Campuchia."

Cùng tháng đó, GASO, tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Mỹ, đã gửi một bức thư ngỏ kêu gọi trả tự do cho Chen, người có biệt danh Xellos để tránh bị bọn tội phạm nhắm làm mục tiêu. GASO cũng làm việc với Nhóm từ thiện Trung Quốc-Campuchia và cho biết nếu nhận được tin nhắn cầu cứu từ các nạn nhân tiềm năng, họ sẽ chuyển các trường hợp khả thi cho nhóm, sau đó họ sẽ làm công việc tiền tuyến, chẳng hạn như sắp xếp xe cứu hộ và báo cảnh sát cho các nạn nhân.

Đối với các nạn nhân Malaysia và Thái Lan, những người thường nhập cảnh vào Campuchia hợp pháp và do đó có thể rời đi dễ dàng hơn, Xellos nói rằng việc thông báo cho đại sứ quán của họ là đủ để đảm bảo quyền tự do cho các nạn nhân. Đại diệ GASO nói: “Người Trung Quốc là những người khó giải cứu nhất vì họ thường bị buôn lậu vào Campuchia nhiều hơn. Thông thường, đại sứ quán Trung Quốc sẽ chỉ yêu cầu các nạn nhân báo cáo vụ việc của họ cho cảnh sát địa phương trước, nhưng Xellos nói rằng họ đã làm việc với một số trường hợp mà cảnh sát đã lật tẩy những kẻ lừa đảo nhưng sau đó lại nhanh chóng bán những người bị giam giữ của họ cho một băng nhóm khác.

Cho đến nay, họ đã giải cứu được khoảng 20 nạn nhân trong tổng số hơn 50 người kêu cứu. Có rất nhiều yếu tố liên quan đến việc đảm bảo sự tự do của một người nào đó mà theo người đại diện, việc xoay sở để thoát ra “là tùy thuộc vào may mắn của mỗi cá nhân”.

Toàn bộ cộng đồng tình nguyện giải phóng nạn nhân buôn người từ Trung Quốc hay nơi khác đều đã sửng sốt trước vụ bắt giữ Chen. Sau khi Chen bị bắt, WeChat đã xóa tài khoản công khai của đội tình nguyện, tài khoản mà họ sử dụng để nâng cao nhận thức và tiếp cận nạn nhân. Theo Lu Xiangri, một người đàn ông 32 tuổi đến từ Khu tự trị Choang, tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc và là người kế thừa vai trò của Chen, cho biết hiệp hội doanh nghiệp Trung Quốc ở Campuchia đã giải tán.

Lu gần đây đã bỏ trốn khỏi Phnom Penh vì anh ta thường xuyên bị đe dọa. Anh ấy nói rằng anh ấy sẽ tiếp tục thực hiện công việc cứu hộ từ xa bởi công việc hiện tại đã trở nên quá nguy hiểm.

Khi có rất nhiều người đang yêu cầu bạn giúp đỡ, và họ đang hấp hối, làm sao bạn có thể không làm điều gì đó? Lu Xiangri, tình nguyện viên cứu hộ

GASO đã tuyển dụng Lu vào tổ chức của họ và tiếp tục công việc của mình. Họ đang nỗ lực để tìm kiếm thêm bằng chứng về các tội ác liên quan đến các nạn nhân để gửi cho cảnh sát Trung Quốc.

Lu đã từng là một người bị giam cầm. Ban đầu, anh đến Campuchia vào năm 2020, muốn mở một doanh nghiệp ăn uống là trái cây phổ thông. Sau khi đại dịch bùng phát anh buộc phải đóng cửa nhà hàng để rồi việc tìm kiếm việc làm của anh đã đưa anh vào một cái bẫy. Anh đã phải thực hiện các âm mưu lừa đảo tài chính, Lu cho biết cuối cùng anh đã tự chạy thoát sau khi kêu gọi sự giúp đỡ trên trang Facebook của một thống đốc tỉnh Campuchia. Trải nghiệm ngắn ngủi đã hun đúc quyết tâm chiến đấu của anh vì những nạn nhân khác.

“Tôi nghĩ không có lựa chọn nào khác cho mình,” Lu, người quyết định sử dụng tên thật của mình để nâng cao nhận thức của cộng đồng về các băng nhóm lừa đảo, nói. “Khi có rất nhiều người đang yêu cầu bạn giúp đỡ, và họ đang hấp hối, làm sao bạn có thể không làm điều gì đó? Chỉ cần bạn có năng lực thì bất kỳ người Trung Quốc nào cũng sẽ làm được, phải không? ”

Công việc của nhóm đã giúp cảnh sát bắt giữ một số kẻ buôn người, và Lu quyết tâm cản trở những băng nhóm lừa đảo. Anh hy vọng giới truyền thông sẽ chú ý đến công việc của nhóm nhiều hơn nữa để nhóm nhận được nhiều sự ủng hộ hơn.

“Tôi hy vọng ít nhất tôi có thể giúp bắt giữ một nhóm lừa đảo,” Lu nói. “Nếu chỉ dùng tiền để giải cứu các nạn nhân thì tôi sẽ không yên tâm với điều đó.”

QT (Nguoiduatin.vn)