Tào Phi là con trai thứ hai của Tào Tháo, cũng là người kế thừa tước vị Ngụy vương của cha ruột, sau đó tự mình xưng đế và lập nên nhà Ngụy.
Vậy nhưng, ông vua đầu tiên của nhà Ngụy lại từng làm ra không ít chuyện trái với luân thường đạo lý, trong đó có cả việc tư thông cùng… mẹ kế!
Tư thông cùng mẹ kế, bị mẹ ruột mắng là "đồ súc sinh"
Sử cũ chép rằng, khi Tào Phi mới bị ốm liệt giường do hoang dâm vô độ, mẹ ruột của ông là Biện Thái hậu vào tẩm cung của con trai để thăm.
Nhưng khi vừa bước tới cửa, Biện Thái hậu đã thấy các cung nữ hầu hạ xung quanh Tào Phi đều là những sủng thiếp trước đây của Tào Tháo. Xét về vai vế, Tào Phi phải gọi họ là… mẹ kế!
Phải chăng sự sa đọa và hành động trái với luân thương đạo lý của Tào Phi có nguyên nhân bắt nguồn từ người cha Tào Tháo? (Tranh minh họa). |
Sau khi hỏi con trai, Biện Thái hậu mới ngã ngửa khi biết rằng những cung nữ này đều do Tào Phi tự mình lựa chọn để nạp vào hậu cung.
Bấy giờ, bà vô cùng tức giận, chỉ mặt con trai mà mắng: "Thằng con này thật là đồ súc sinh, chẳng bằng chó lợn, có chết cũng đáng!"
Từ đó, Biện Thái hậu không bao giờ vào thăm Tào Phi thêm một lần nào nữa. Có thể thấy, sau khi Tào Tháo vừa qua đời, Tào Phi đã mang toàn bộ mỹ nữ trong hậu cung của cha ruột mang ra làm trò mua vui.
Trên thực tế, hành động trái với luân thường đạo lý của người con trai này rất có thể xuất phát từ động cơ trả thù việc Tào Tháo gian díu với con dâu năm xưa.
Cha con họ Tào và màn kịch tranh đoạt vợ người
Mặc dù không ít lần "hạ thủ" với góa phụ, thiếu phụ, nhưng mỹ nhân được Tào Tháo ngưỡng mộ và khao khát hơn cả chính là nàng Chân Mật.
Sinh thời, mỹ nữ họ Chân này là con dâu của Viên Thiệu, vợ Viên Hi, từng nổi danh khắp thiên hạ với biệt hiệu "mỹ nữ Trung Sơn". Sau khi đánh bại Viên Thiệu, được tận mắt ngắm dung nhan của Chân Mật, Tào Tháo không khỏi cảm khái.
Tương truyền rằng, trước khi tấn công Viên Thiệu, cha con họ Tào vốn đã nghe đến danh tiếng của nàng Chân thị. Chỉ tiếc rằng Tào Phi nhanh chân tới trước, có được người đẹp.
Nếu không phải Tào Phi ra tay trước để chiếm lợi thế, rất có thể nàng Chân thị đã trở thành một mỹ nữ góp mặt trong hậu cung của Tào Tháo. (Ảnh trong phim Tân Lạc Thần truyền kỳ). |
Thân là bậc làm cha, Tháo vốn không thể cướp đoạt vợ của con mình. Hơn nữa Tào Tháo với Viên Thiệu đều cùng một thế hệ, chiếm đoạt con dâu của kẻ địch về làm vợ cũng là chuyện nực cười.
Vậy nhưng, liệu một gian hùng "háo sắc" như Tào Tháo liệu có thể "ngậm bồ hòn làm ngọt", nhìn mỹ nhân mình ham muốn trở thành con dâu của mình?
Bê bối hậu cung của dòng họ "cha nào con nấy"
Về mối quan hệ của Tào Tháo và nàng Chân thị, cho tới ngày nay vẫn chưa phát hiện được tài liệu chính sử nào có ghi chép. Tuy nhiên, hậu thế vẫn tin rằng Tào Tháo và Chân thị có mối quan hệ mờ ám dựa vào hai điểm đáng nghi dưới dây.
Thứ nhất, Chân thị là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới cái chết của Khổng Dung.
"Hậu Hán thư" phần Khổng Dung truyện có ghi lại": Khổng Dung xuất thân danh môn, là cháu đời thứ 20 của Khổng Tử, nhưng lại có thái độ khinh người, sau bị Tào Tháo giết chết.
Trước đó, Khổng Dung từng viết một bài thơ gửi cho Tào Tháo, hàm ý chê cười chuyện Tào Phi nạp Chân thị làm thiếp. Trong đó có câu: "Khi vua Vũ Vương diệt trụ, đã cưới Đát Kỷ cho Chu Công".
Trong mắt Khổng Dung, Chân thị chẳng khác nào Đát Kỷ, còn Tào Tháo lại "dại dột" dẫn cáo vào nhà. (Ảnh: phim Tân Lạc Thần truyền kỳ). |
Cho rằng Khổng Dung học rộng biết nhiều, Tào Tháo hỏi ông sách nào nói như vậy, ông đáp rằng đó là chuyện xảy ra trước đây. Trên thực tế, sau khi Chu Vũ Vương đánh hạ Trụ Vương, Đát Kỷ đã tự sát chứ không hề được gả cho Chu Công.
Việc Khổng Dung ví chuyện Tào Tháo đồng ý để Tào Phi cưới Chân thị, cũng chẳng khác nào Vũ Vương cưới Đát Kỷ cho con trai, để "họa hồng nhan" làm hỏng chuyện quốc gia đại sự, phá vỡ luân thường đạo lý.
Tào Tháo nghe xong, cho rằng Khổng Dung châm biếm chuyện nhà mình, sau liền tìm cách giết cả nhà họ Khổng.
Thứ hai, căn cứ khác cho thấy mối quan hệ bất thường giữa Tào Tháo và con dâu chính là thái độ của Tào Phi.
Sau khi nạp Chân thị làm thiếp, Tào Phi lúc đầu vô cùng yêu thích, cưng chiều, thậm chí khi lên ngôi còn lập nàng làm Hoàng hậu. Nhưng Tào Tháo vừa qua đời, Tào Phi lập tức lạnh nhạt với người đẹp họ Chân.
Một đời hồng nhan nức tiếng Tam Quốc lại bị chính Tào Phi ghẻ lạnh và ban chết. (Ảnh: phim Tân Lạc Thần truyền kỳ). |
"Ngụy thư" ghi chép: Chân thị nói vài câu bất mãn với sủng thiếp mới của Tào Phi. Tào Phi biết được rất tức giận, tìm mọi cách ngược đãi, sau lại hạ chiếu thư ban cho rượu độc, ép nàng tự sát.
Chân thị không muốn uống rượu độc, liền bị sủng thiếp của Tào Phi là Quách thị đổ vào miệng. Một đời mỹ nhân từng khiến ba cha con họ Tào điên đảo cứ như vậy buông tay trần thế trong tức tưởi.
Mặt khác, sau khi Tào Tháo qua đời, Tào Phi lại truyền toàn bộ mỹ nữ của cha vào hậu cung mình để vui đùa. Một lần Tào Phi ngã bệnh, Biện Thái hậu đi thăm.
Nhìn thấy những gương mặt quen thuộc, Biện Thái hậu không khỏi hốt hoảng hỏi con trai: "Những kẻ này vào cung của con từ bao giờ?" Tào Phi liền trả lời: "Phụ thân vừa qua đời, ta liền gọi các nàng tới".
Ảnh minh họa. |
Từ hai điểm nghi vấn trên, ta có thể đặt ra giả thuyết: Tào Tháo khi còn sống vốn có gian tình với Chân thị, nên mới đưa tới việc Khổng Dung bị giết và Tào Phi tìm cách trả thù.
Cho tới nay, Tào Phi vẫn là một nhân vật gây nhiều tranh cãi. Câu chuyện về những vết đen trong cuộc đời ông cũng vì vậy mà được lưu truyền rộng rãi.
Mặc dù là ông vua khai quốc của nhà Tào – Ngụy, song vì quá ham sắc dục, Tào Phi chỉ ở ngôi vẻn vẹn được 6 năm. Năm 226, Tào Phi qua đời ở tuổi 39 vì sức khỏe suy kiệt.
Ngôi báu họ Tào khi ấy được truyền cho Tào Duệ, nhà Tào Ngụy không lâu sau đó cũng rơi vào tay họ Tư Mã.
Theo Trần Quỳnh (Soha.vn/Trí Thức Trẻ)