Tờ Guardian dẫn lời bà Le Pen, ứng cử viên tổng thống đảng cực hữu cam kết nếu thắng cử sẽ rút Pháp khỏi bộ chỉ huy quân sự tích hợp của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương và làm việc về "quan hệ hợp tác chiến lược" giữa NATO với Nga.
"Ngay sau khi cuộc chiến Nga-Ukraine kết thúc và đã được giải quyết bằng một hiệp ước hòa bình, tôi sẽ kêu gọi thực hiện quan hệ hợp tác chiến lược giữa NATO và Nga." Bà Le Pen cho biết.
Bà Le Pen hiện đang chiếm tỷ lệ 45% so với 55% của tổng thống Emmanuel Macron trong cuộc bỏ phiếu bỏ phiếu bầu tổng thống vào ngày 24/4, trong cuộc họp báo đã bày tỏ về một chính sách đối ngoại thân thiết trước đây giữa Pháp và Nga khi Paris không tham gia vào các vấn đề quân sự của NATO nhưng vẫn là một phần trong cấu trúc chính trị của khối này.
Nữ ứng viên cho vị trí tổng thống cho biết bất kỳ thông tin nào về việc bà phản bội lợi ích của đất nước hoặc mắc nợ tổng thống Putin là "không chính xác và đặc biệt không công bằng".
Trước những lời chỉ trích có khả năng xảy ra đối với các tuyên bố của mình, bà Le Pen nói rằng lập trường như vậy về tư cách thành viên NATO của Pháp sẽ không có nghĩa là "phục tùng Nga" mà sẽ cho phép không đặt các lực lượng vũ trang hoặc vũ khí của Pháp dưới bất kỳ chỉ huy nước ngoài, dù là NATO hay một thực thể Châu Âu nào khác trong tương lai.
Bà nói: “Do đó, tôi sẽ đề xuất không rời NATO, mà là rời bộ chỉ huy quân sự tích hợp của NATO, giống như như trường hợp từ năm 1966 đến năm 2009”.
Trong cuộc đua vào điện Versailles 5 năm trước giữa bà Le Pen và tổng thống đương nhiệm Macron, đảng của Le Pen - khi đó được gọi là Mặt trận Quốc gia đã vay 9 triệu euro từ một ngân hàng liên doanh giữa Nga-Séc cho các chiến dịch bầu cử của bà, tuy nhiên vào năm đó ông Macron đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử.
Vào thời điểm đó, bà Le Pen đã tuyên bố, nếu thắng cử sẽ gây dựng một “trật tự thế giới mới” với sự lãnh đạo của bà cùng với tổng thống Nga Putin, tổng thống Mỹ Donald Trump. Tuy nhiên quan điểm này đã thay đổi kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự sang Ukraine và trong chiến dịch vận động tranh cử lần này, bà cho biết nước Pháp cần độc lập và không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ quốc gia nào. Với những cam kết đến vấn đề giảm giá cả trong nước đang tăng cao, giảm lạm phát cũng như điều chỉnh chi phí năng lượng, đảm bảo vấn đề an sinh xã hội, bà Le Pen đã dành được nhiều sự ủng hộ và hiện chỉ đứng sau tổng thống đương nhiệm Macron trong chiến dịch tranh cử năm nay.
Bà Le Pen cũng cho biết mối quan hệ tốt hơn với Nga sẽ ngăn Moscow trở nên quá thân thiết với Trung Quốc, đồng thời việc rút Pháp ra khỏi NATO là để bảo vệ lợi ích của đất nước.
“Tôi sẽ đặt quân đội của chúng ta không dưới sự chỉ huy tích hợp của Nato cũng như dưới sự chỉ huy của bất cứ nước nào tại châu Âu trong tương lai,” Bà Le Pen cho biết, đồng thời từ chối bất kỳ “sự khuất phục nào trước sự bảo hộ của Mỹ”.
Việc Pháp rút khỏi bộ chỉ huy quân sự sẽ là một đòn giáng nặng nề đối với NATO khi quốc gia này, vốn gia nhập lại các cấu trúc quân sự của khối vào năm 2009, là lực lượng quân sự lớn thứ ba và ngân sách quốc phòng lớn thứ tư trong liên minh.
Trong khi đó, Nga luôn phản đối việc mở rộng và củng cố NATO, đồng thời viện dẫn việc mở rộng liên minh về phía đông là một trong những lý do cho chiến dịch quân sự ở Ukraina.
Vòng một cuộc bầu cử tổng thống Pháp là cuộc tranh đua quyết liệt giữa Tổng thống đương nhiệm Emmanuel Macron và bà Marine Le Pen, với tỷ lệ phiếu bầu giành được lần lượt là 27,6% và 23,41%. Hai ứng viên hàng đầu này sẽ bước vào vòng hai, cũng là vòng cuối cùng của cuộc bầu cử tổng thống Pháp vào ngày 24.4.
Các cuộc thăm dò cho thấy ông Macron là người có nhiều khả năng chiến thắng hơn. Theo một cuộc khảo sát của France Info hôm 13.4, ông Macron dẫn trước bà Le Pen 10 điểm phần trăm với 55% cử tri có ý định ủng hộ đương kim tổng thống.
Quyết Thắng (Nguoiduatin.vn)