Yêu cầu của những người biểu tình gồm đòi áp đặt tình trạng thiết quân luật trên toàn quốc vì cuộc chiến ở miền đông Ukraine; đòi những quan chức đứng đầu tất cả các cơ quan an ninh của Ukraine, từ Bộ trưởng Quốc phòng đến Tổng chưởng lý, phải từ chức vì thiếu năng lực.
Hàng rào an ninh bên ngoài dinh Tổng thống Ukraine. Ảnh: RT |
Theo các nguồn tin, cuộc biểu tình hôm 3-2 ở thủ đô Kiev là do nhóm All-Ukrainian Battalion Brotherhood tổ chức. Đây là một nhóm mới được thành lập ra từ những chiến binh tình nguyện cũ – những người đã đến chiến trường miền Đông, và cả những nhà hoạt động Maidan.
Thời gian gần đây, thủ đô Ukraine liên tục chứng kiến những cuộc biểu tình của các nhóm binh lính tình nguyện - những người trở về từ hai khu vực chiến sự ác liệt Donetsk và Luhansk. Họ đã tiến hành biểu tình sau khi chính phủ ra quyết định giải tán đội quân Aidar hồi tuần trước.
Trong hai ngày 1 và 2-2, các chiến binh Aidar tiến hành biểu tình và đốt lốp xe ở bên ngoài trụ sở Bộ Quốc phòng. Trước đó, đại diện đến từ nhiều tiểu đoàn tình nguyện của Ukraine, bao gồm hai đội quân Aidar và Azov, đã tìm cách xông vào Văn phòng Tổng chưởng lý ở thủ đô Kiev.
2 máy bay Su-25 của Quân đội Ukraine bị bắn hạ gần thị trấn Debaltseve. Ảnh: SPUTNIK NEWS |
|
Tổng thống Poroshenko “không nghi ngờ” về việc Mỹ sẽ cung cấp vũ khí cho cuộc giao tranh chống các lực lượng ly khai. Ảnh: AP |
Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov kêu gọi Kiev đàm phán trực tiếp với lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine và cảnh báo chớ đổ trách nhiệm cho Moscow về cuộc xung đột. Ngoại trưởng Lavrov tuyên bố Nga ủng hộ phe ly khai nhưng bác bỏ những cáo buộc của phương Tây rằng Nga hậu thuẫn tiền, vũ khí và binh lính.
Về phía Ukraine, Tổng thống Poroshenko ngày 3-2 cho biết ông “không nghi ngờ” về việc Mỹ sẽ cung cấp vũ khí cho cuộc giao tranh chống các lực lượng ly khai sau khi Washington đã phát đi tín hiệu cho thấy có thể sẵn sàng cho động thái có rủi ro này.