Các nhà khoa học đang tiến hành nghiên cứu tại Ashmore Reef thì họ bắt gặp loài rắn biển Mũi ngắn ở độ sâu 67m dưới biển vào ngày 12/4, theo Daily Mail đưa tin. Loài này từng được nhìn thấy thường xuyên ở các vùng nước nông ở Ashmore Reef nhưng đã giảm dần kể từ năm 1970 cho đến khi nó dường như tuyệt chủng vào năm 1998.
Nhà nghiên cứu Blanche D'Anastasi từ Viện Khoa học Biển Australia cho biết, các nhà khoa học đã ở trên một tàu nghiên cứu được trang bị 'công nghệ robot tiên tiến' và đang xem xét một vỏ sò chết khi họ tình cờ bắt gặp con rắn.
Rắn biển mũi ngắn là thành viên trong họ rắn hổ. Chúng sở hữu răng nanh rỗng, có thể phun nọc độc chứa chất độc thần kinh.
Tiến sĩ Karen Miller của AIMS cho biết loài rắn này đã không được nhìn thấy tại Ashmore Reef kể từ năm 1998 và cho rằng đây là 'cơ hội thứ hai' để nghiên cứu và bảo vệ loài rắn này.
Cô cho biết: 'Con rắn biển mũi ngắn được cho là đã mất tích vĩnh viễn khỏi Ashmore - vì vậy nó thực sự là một phát hiện đáng chú ý, cả con tàu của các nhà nghiên cứu đã hú lên vì phấn khích,' cô nói.
Rạn san hô Ashmore, nơi con rắn được tìm thấy nằm cách bờ biển Tây Úc khoảng 320 km và cô D'Anastasi cho biết nơi đây từng chứa đầy rắn biển.
Đức Minh (nguoiduatin.vn)