Tuyệt chiêu kéo tội phạm tham nhũng ở nước ngoài trở về Trung Quốc

08/08/2017 10:41:00

Chiến dịch "Săn cáo" là nỗi khiếp hãi với các tội phạm Trung Quốc đang lẩn trốn ở nước ngoài hòng thoát tội. Đằng sau đó là nhiều chuyện ly kỳ không phải ai cũng biết...

Chiến dịch "Săn cáo" là nỗi khiếp hãi với các tội phạm Trung Quốc đang lẩn trốn ở nước ngoài hòng thoát tội. Đằng sau đó là nhiều chuyện ly kỳ không phải ai cũng biết...

Khi vừa đặt chân đến sân bay quốc tế Phố Đông của Thượng Hải, Trung Quốc hồi năm 2015, Zhang Jianping lập tức bị cảnh sát nước này bắt giữ. Khi bị bắt, Zhang không quá bất ngờ, bởi hắn biết đã đến ngày hắn trả giá cho tội lừa đảo các nhà đầu tư và một công ty chứng khoán Nhà nước, tư lợi bất chính 91 triệu nhân dân tệ (18,7 triệu USD) từ 15 năm trước.

Còn cảnh sát nước này hiển nhiên không lấy gì làm ngạc nhiên về sự trở về của Zhang, bởi suốt nhiều năm qua, họ đã dày công theo dõi tỉ mỉ từng hoạt động của tên tội phạm nguy hiểm này, ngay cả khi hắn đang lẩn trốn ở nước ngoài.

anh biet doi san cao

Khi vừa đặt chân đến sân bay quốc tế Phố Đông của Thượng Hải, Trung Quốc hồi năm 2015, Zhang Jianping lập tức bị cảnh sát nước này bắt giữ.

Cảnh bắt giữ Zhang khi vừa xuống máy bay nhanh chóng được phủ khắp các phương tiện truyền thông Trung Quốc sau đó. Quy trình bắt giữ được tiết lộ tỉ mỉ qua quá trình trích xuất camera ở sân bay. Tờ People’s Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc đã hết lời ca ngợi công nghệ hiện đại giúp phát hiện ra tên tội phạm trốn nã gần 20 năm này.

Quả thực, nhờ công nghệ nhận dạng khuôn mặt cùng kho dữ liệu liên tục cập nhật, mà cảnh sát Trung Quốc đã bắt giữ được nhiều tội phạm nguy hiểm. Tuy nhiên, những công nghệ hiện đại này chỉ là một phần nhỏ trong quá trình đưa những tên tội phạm cố tình cao chạy xa bay ra nước ngoài phải tra tay vào còng số 8. Trường hợp của Zhang là một điển hình. Theo các chuyên gia, chuyên án bắt giữ thành công Zhang là nhờ sự giám sát chặt chẽ và theo dõi sát sao của cảnh sát.

Theo đó, dù chạy trốn sang Australia năm 2002, nhập quốc tịch nước này (qua việc cưới người vợ có quốc tịch bản địa) và thay tên thành Xie Renliang, nhưng Zhang dành phần lớn thời gian ẩn náu ở Trung Quốc và quản lý một trang trại rộng 50 hecta nuôi rùa và lươn ở đảo Hải Nam. Cảnh sát cũng phát hiện ra rằng con trai y, Xie Yun, thường xuyên gọi đến một số máy đăng ký trên đảo. Cảnh sát đồng thời cũng biết, Xie còn gọi cho cả vợ cũ của Zhang. Bà này đã có quốc tịch Australia và đang sống ở Sydney.

Trong thời gian Zhang ẩn náu ở Trung Quốc cảnh sát nước này đã hoài nghi, nhưng họ vẫn tiếp tục chờ đợi để có thông tin chính xác và đợi thời cơ bắt giữ. Theo các nguồn tin am hiểu vụ án này, giới chức Trung Quốc nắm rõ mọi động thái của Zhang trước cả khi hắn bước chân lên chuyến bay từ Sydney tới Thượng Hải. Việc bắt giữ Zhang sau khi hắn trở về từ Australia là một phần trong chiến dịch “Săn cáo” của Trung Quốc.

Kể từ khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lên nắm quyền, ông đã phát động nhiều chiến dịch nhằm bài trừ tệ nạn tham nhũng. Và "Săn cáo" là cụm từ dùng để chỉ chiến dịch của Trung Quốc truy bắt các quan chức và giám đốc điều hành đã tham nhũng và ôm tài sản bỏ trốn ra nước ngoài.

Zhang chỉ là một trong số rất nhiều tội phạm trốn ra nước ngoài nhưng không thể thoát bởi chiến dịch “Săn cáo”. Tính đến tháng 4/2017, chiến dịch "Săn cáo" đã giúp cảnh sát Trung Quốc bắt giữ được 40 trong 100 đối tượng bị "truy nã gắt gao nhất". Bên cạnh đó, chỉ trong năm 2016, Trung Quốc đã bắt giữ được 409 người lẩn trốn ở nước ngoài. Hiện chiến dịch này vẫn đang là nỗi sợ hãi khiếp đảm với nhiều tội phạm Trung Quốc tham nhũng, ôm tiền bỏ ra nước ngoài. Theo dự tính của Tổ chức Liêm chính Toàn cầu (GFI), một đơn vị nghiên cứu tài chính 2005 đến 2011, khoảng 2,83 nghìn tỷ USD tiền bất hợp pháp chảy ra khỏi Trung Quốc.

Thách thức không hề nhỏ

Việc truy tìm và dẫn giải các "cáo tham nhũng" ở nước ngoài trở về thực sự là một thách thức đối với chính quyền Trung Quốc. Dù Bắc Kinh có hiệp ước dẫn độ với khoảng 38 quốc gia, nhưng họ lại không thể đạt thỏa thuận này với Mỹ, Canada, Australia, 3 điểm đến lý tưởng cho những tội phạm kinh tế. Thực tế trên đặt ra không ít khó khăn, đặc biệt trong việc tịch thu tài sản của các quan chức trốn chạy. Các nước phương Tây thường tỏ ra miễn cưỡng khi trao trả nghi phạm Trung Quốc do quan ngại về hệ thống tòa án, hay việc áp dụng án tử hình với tội danh liên quan đến tham nhũng ở Trung Quốc.

dacnhiemtrungquocuoqr

Cảnh sát đặc nhiệm Trung Quốc (Ảnh minh họa)

 Được biết cảnh sát Trung Quốc cũng thành lập những biệt đội chuyên “săn cáo”. Hồi năm 2015, lần đầu tiên thông tin về biệt đội “Săn cáo” được nhắc đến trên báo Trung Quốc. Theo những tiết lộ của giới truyền thông nước này, tiến trình của biệt đội “Săn cáo” thường là: “Cơ quan kiểm sát sẽ liên hệ với kẻ lẩn trốn hoặc gửi nhân viên tới nơi kẻ đó đang ẩn náu”. Điều này nhằm gây ảnh hưởng tới suy nghĩ của người lẩn trốn, thương lượng hoặc dùng “các cách khác với hy vọng đối tượng trở về Trung Quốc”, báo Trung Quốc cho biết.

Một khi phát hiện tội phạm tham nhũng đang lẩn trốn ở nước ngoài, cảnh sát Trung Quốc thường sẽ dùng nhiều cách để thuyết phục. Cảnh sát có thể thuyết phục đối tượng đầu thú để nhận khoan hồng. 

Theo Vũ Thu Hương (Nguoiduatin.vn)