Từ vụ siêu tàu hàng kẹt ở kênh đào Suez: Thế giới giật mình nhận ra mình dễ gặp nguy hiểm đến mức nào

02/04/2021 10:58:51

Nền kinh tế phụ thuộc vào một mô hình vận chuyển như hiện nay có quá nhiều sự nhạy cảm và rủi ro đính kèm, khi một mắt xích trở nên lạc lõng.

Ever Given - siêu tàu hàng khiến kênh đào Suez kẹt cứng trong gần 1 tuần đã được giải cứu. Tuyến đường hàng hải huyết mạch của thế giới giờ cũng đã khai thông trở lại, và sự việc tưởng như sẽ dần chìm vào quên lãng. Nhưng với những người hiểu chuyện, sự cố trên đã cho thấy giao thương toàn cầu đang dễ bị tổn thương đến mức nào.

Từ vụ siêu tàu hàng kẹt ở kênh đào Suez: Thế giới giật mình nhận ra mình dễ gặp nguy hiểm đến mức nào
Siêu tàu hàng Ever Given chắn ngang kênh đào Suez - ảnh chụp từ trên cao

Just-in-time - phương pháp giao thương tối ưu nhưng đầy nhạy cảm của người Nhật

Cùng với nhân công giá rẻ, chi phí và thời gian vận chuyển là những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của toàn cầu. Giao thương càng phát triển, xã hội càng có nhiều việc làm, tiêu chuẩn sống cũng tăng cao kể cả với những nước có thu nhập thấp.

Sau thời kỳ Chiến tranh Lạnh, các quốc gia chuyển sang đầu tư mạnh vào quốc tế, với xu hướng đầu tư nhắm vào xuất nhập khẩu. Xu hướng này cũng chỉ có thể thành công, nếu như chi phí vận chuyển trong chuỗi cung ứng được giảm thiểu và hoạt động hiệu quả.

Từ vụ siêu tàu hàng kẹt ở kênh đào Suez: Thế giới giật mình nhận ra mình dễ gặp nguy hiểm đến mức nào - 1

Chính bởi nhu cầu này, người Nhật đã nghĩ ra một phương pháp, gọi là "kan ban", hay just-in-time trong tiếng Anh (tạm dịch: vừa kịp thời), hiện đang được áp dụng trên toàn thế giới. Phương pháp này có thể hiểu là cách để quản lý hàng tồn kho trong thời gian ngắn. Nó dựa vào việc từng nhà sản xuất phải cung cấp một cách hiệu quả cho đối tác để chuỗi cung ứng hoạt động mượt mà, không có thời gian trễ. Nhờ có phương pháp này, các nhà sản xuất không còn phải lưu giữ một lượng lớn nguyên vật liệu với chi phí đắt đỏ, mà được chia nhỏ ra từng công đoạn.

Từ vụ siêu tàu hàng kẹt ở kênh đào Suez: Thế giới giật mình nhận ra mình dễ gặp nguy hiểm đến mức nào - 2
Hàng trăm con tàu phải đi vòng qua Mũi Hảo Vọng vì mất kiên nhẫn với kênh đào Suez

Thứ họ phụ thuộc duy nhất là các chuyến vận tải đường biển hàng ngày để tiếp tục guồng làm việc của mình. Nhưng đó chỉ là khi mọi thứ được vận hành trơn tru. Khi Suez - tuyến hàng hải quan trọng bậc nhất, chịu trách nhiệm cho 12% hàng hóa của thế giới mỗi năm bị nghẽn lại, nó đã trở thành một cơn khủng hoảng toàn diện. Hàng trăm chiếc tàu đã phải quanh quẩn ở 2 bên đầu kênh. Một số mất kiên nhẫn đã chọn đi vòng qua Mũi Hảo Vọng (Cape of Good Hope) của châu Phi - đồng nghĩa với việc thời gian dài thêm 2 tuần, cùng với đó là chi phí.

Thảm họa nhân đôi vì đại dịch

Nền kinh tế toàn cầu phụ thuộc vào sự cung ứng của mô hình "just-in-time" chắc chắn không thể đáp ứng sự tắc nghẽn này, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch. Mọi thứ bị ngưng trệ. Thực phẩm không thể tới nơi kịp lúc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nông dân và người tiêu dùng. Thuốc men, dược phẩm dần hết hạn sử dụng (hoặc cạn kiệt) mà không có hàng cung ứng. Những chiếc máy nổ giúp bệnh viện hoạt động 24/7, giờ cũng không thể vận hành vì thiếu năng lượng.

Từ vụ siêu tàu hàng kẹt ở kênh đào Suez: Thế giới giật mình nhận ra mình dễ gặp nguy hiểm đến mức nào - 3

Sự cố siêu tàu Ever Given giống như thêm một cái tát vào nền kinh tế vốn đã chịu quá nhiều ảnh hưởng từ đại dịch, với vô số doanh nghiệp rơi vào cảnh phá sản. Đó là những ảnh hưởng dây chuyền, khi không chỉ các nhà sản xuất mà là hàng triệu nhân công bị mất việc làm. Họ là những người phải chịu gánh nặng lớn nhất.

Chuỗi cung ứng "just-in-time" chỉ có thể vận hành khi mọi bánh răng đều ăn khớp. Khi có một trục trặc dù là nhỏ, nền kinh tế lập tức sẽ bị ảnh hưởng. Về mặt lý thuyết, chi phí sản xuất sẽ tăng lên, trong khi hiệu quả thì giảm xuống đáng kể.

Các công ty đã nghĩ đến một chuỗi cung ứng phù hợp, với ít nhà cung cấp lớn hơn, và tìm đến các tuyến đường thay thế. Nhưng nó sẽ khó lòng phù hợp với "just-in-time", bởi mô hình này phụ thuộc hoàn toàn vào quá trình vận chuyển. Đại dịch và vụ tắc kênh đào Suez đã cho thấy mô hình này trở nên nhạy cảm đến mức nào.

Theo J.D (Trí Thức Trẻ)