Phổ Nghi (1906 - 1967) là hoàng đế thứ 12 và cũng là vị vua cuối cùng của nhà Thanh trong lịch sử phong kiến. Ông lên ngôi hoàng đế năm 1908 sau khi vua Quang Tự băng hà mà không có người nối dõi.
Vào thời điểm đăng cơ, vua Phổ Nghi mới 2 tuổi. Ông được Từ Hi Thái hậu lựa chọn làm người kế vị. Do Phổ Nghi lên ngôi khi còn nhỏ tuổi nên cha ruột của ông là Tải Phong được mệnh làm Nhiếp chính vương, phụ quản lý tất cả sự vụ trong triều đình đến khi con trai trưởng thành.
Phổ Nghi thoái vị năm 1912 khi Cách mạng Tân Hợi nổ ra. Vị vua cuối cùng của nhà Thanh được phép ở lại Tử Cấm Thành trong một thời gian trước khi phải dọn ra khỏi hoàng cung.
Trong những năm sau đó, cuộc đời Phổ Nghi trải qua nhiều "sóng gió" trước khi qua đời ở Bắc Kinh vào năm 1967. Nguyên nhân tử vong là biến chứng của ung thư thận và bệnh tim.
Lý Thục Hiền là người vợ thứ 5 và cũng là cuối cùng của Phổ Nghi. Bà đã có những chia sẻ bất ngờ về lúc chồng lâm chung. Theo lời kể của Lý Thục Hiền, Phổ Nghi đã trải qua những ngày tháng cuối cùng trong đau đớn do bệnh tật.
Khi cận kề cái chết, Phổ Nghi luôn miệng hét lên: "Hà xa hoàn, hà xa hoàn". Sau đó, Phổ Nghi trút hơi thở cuối cùng. Việc Phổ Nghi liên tục nhắc tới cái tên "Hà xa hoàn" trước lúc chết khiến nhiều người tò mò.
Các nhà nghiên cứu đã tìm ra lời giải cho bí mật này khi đọc cuốn tự truyện "Nửa đời trước của tôi" do Phổ Nghi viết. Trong tác phẩm này, Phổ Nghi tiết lộ đã bị các thái giám ép "vui vẻ" với các cung nữ khi 10 tuổi. Đến năm 12, 13 tuổi, sức khỏe của ông sa sút vì lao lực phòng the quá độ. Do bị yếu sinh lý nên ông thường sử dụng các loại thuốc trợ dương nhưng vẫn không thể có con.
Trong những năm cuối đời, Phổ Nghi mắc nhiều bệnh, bao gồm ung thư thận. Khi đó, ông đã dùng một loại thuốc có tên là "hà xa hoàn" để giảm đau.
Trong cuốn "Tạp bệnh nguyên lưu tê chúc" có ghi chép hà xa hoàn chủ yếu dùng để điều trị suy nhược, mệt mỏi, đau nhức xương và sốt. Loại thuốc này chứa nhiều dược liệu bổ, có tác dụng hỗ trợ giảm đau rất tốt cho người bệnh.
Việc Phổ Nghi liên tục nhắc đến "hà xa hoàn" lúc chết có lẽ vì muốn dùng loại thuốc này để giảm bớt đau đớn.
Theo Tâm Anh (Kienthuc.net.vn)