Đập Ô Đông Đức, trạm thủy điện lớn thứ 7 thế giới, là kế hoạch chính của Trung Quốc nhằm đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng trong khi cắt giảm lượng khí thải.
Yang Zongli, giám đốc dự án Ô Đông Đức, cho biết 12 tuabin của trạm có thể giúp nước này đạt được mục tiêu "trung hòa carbon", ám chỉ cam kết của Trung Quốc nhằm cắt giảm ít nhất 65% lượng khí thải carbon dioxide so với mức năm 2005 vào năm 2030 và trở thành quốc gia trung tính carbon vào năm 2060.
Trung Quốc vận hành đập cao hơn cả đập Tam Hiệp
Trả lời Tân Hoa xã, ông Yang nói: "Sau khi tất cả các tổ máy được đưa vào hoạt động, nguồn cung cấp điện ở Khu vực Vịnh lớn Quảng Đông-Hồng Kông-Ma Cao sẽ được bảo vệ an toàn hơn."
Nhà máy sẽ tạo ra trung bình 38,9 tỷ kilowatt giờ điện mỗi năm sau khi đi vào hoạt động hoàn toàn, tương đương với việc đốt 12,2 triệu tấn than - hoặc đủ để giảm thiểu 30,5 triệu tấn khí thải carbon dioxide - theo đài truyền hình nhà nước CCTV. Chỉ riêng sản lượng một ngày cũng đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năng lượng của 300.000 người trong một năm.
Kể từ khi tổ máy điện đầu tiên bắt đầu chạy vào tháng 6 năm ngoái, nhà máy đã sản xuất 24 tỷ KWH, đủ cho một thành phố 8,5 triệu dân trong 8 tháng - CCTV cho biết thêm.
Con đập trị giá 120 tỷ nhân dân tệ (18,7 tỷ USD) bắc qua sông Kim Sa - tên được đặt cho phần thượng lưu của sông Dương Tử, gần biên giới giữa tỉnh Vân Nam và Tứ Xuyên.
Vào năm 2015 trước khi bắt đầu xây dựng, các nhà địa chất và khoa học nước đã lên tiếng lo ngại rằng việc xây dựng con đập Ô Đông Đức ở khu vực dễ xảy ra động đất là rủi ro khó lường và các con đập này sẽ gây tổn hại đến hệ sinh thái của các vùng hạ lưu sông Dương Tử.
Đập Ô Đông Đức, có tổng dung tích là 7,4 tỷ mét khối - tương đương với gần 3 triệu bể bơi tiêu chuẩn Olympic - cũng được thiết kế để kiểm soát lũ lụt và giúp giao thông đường sông trở nên dễ dàng hơn.
Lưu lượng nước tối đa của nó có thể đạt 37.000 mét khối một giây, đủ để lấp đầy Hồ Tây nổi tiếng của Hàng Châu chỉ trong 7 phút.
Đập này là đập đầu tiên trong chuỗi 4 đập dọc theo phần hạ lưu của Kim Sa còn đập Tam Hiệp được đặt tại khu vực khác của sông Dương Tử.
Năm ngoái, đập Tam Hiệp đã tạo ra 111,8 tỷ KWH điện, phá vỡ kỷ lục do đập Itaipu ở biên giới Brazil và Paraguay nắm giữ trước đó, theo hiệp hội thương mại quốc gia Hội đồng Điện lực Trung Quốc.
Theo Tất Đạt (Doanh Nghiệp & Tiếp Thị)