|
Đại học Tôn Dật Tiên (Ảnh: sysu.edu.cn) |
Nhưng những người chỉ trích nói Trung Quốc đang trở thành “miền tây hoang dã” của việc nghiên cứu biến đổi gene, bởi can thiệp vào phôi người là bước đầu tiên đi tới việc cho ra đời những đứa trẻ “nhân tạo” được thiết kế trước. Họ cũng kêu gọi một lệnh cấm trên toàn thế giới với các nghiên cứu kiểu này.
Nghiên cứu của Trung Quốc được đăng trên tạp chí Protein and Cell sau khi các tạp chí khoa học danh tiếng Nature và Science từ chối đăng tải vì lý do đạo đức. “Tin tức này nhấn mạnh yêu cầu phải có lệnh cấm trên toàn cầu với việc tạo ra những đứa trẻ biến đổi gene”, Giám đốc Viện nghiên cứu gene người, tiến sĩ David King nói.
“Chúng ta phải tránh bằng được một tương lai tồi tệ khi những người giàu có thể mua một đứa trẻ với các gene ưu việt. Nghiên cứu này là hoàn toàn không cần thiết do có nhiều cách khác hợp đạo đức hơn để chống lại bệnh thalassaemia. Nghiên cứu này là ví dụ kinh điển về chủ nghĩa háo danh trong khoa học: đảm bảo vị trí của một người trong lịch sử dù nghiên cứu là không cần thiết và phi đạo đức”, ông King nhấn mạnh.
Nhóm nghiên cứu Trung Quốc sử dụng kỹ thuật biến đổi gene CRISPR/Cas9 do các nhà khoa học ở Viện khoa học công nghệ Massachusetts (Mỹ) phát minh ra.
Những người ủng hộ nghiên cứu can thiệp vào gene người nói nó có thể giúp chữa trị các bệnh do di truyền, nhưng những người khác lo ngại về lằn ranh đạo đức mong manh khi những đứa trẻ biến đổi gene xuất hiện và những can thiệp nhân tạo vào thôi người có thể sẽ còn được di truyền cho nhiều thế hệ nữa.
Nhóm Trung Quốc sử dụng các phôi người họ nhận lại từ một bệnh viện phụ sản, họ tiêm vào 86 tế bào gốc này protein Cas9, rồi để đó hai ngày cho quá trình biến đổi gene diễn ra. Trong số 71 phôi còn sống, 54 đã được đưa đi xét nghiệm và 28 phôi thành công, loại bỏ được chứng rối loạn máu.
Ngoài nhóm của Huang, báo Anh Telegraph nói hiện còn ít nhất bốn nhóm nghiên cứu khác ở Trung Quốc cũng đang tiến hành các nghiên cứu can thiệp vào phôi người.
Theo Chiêu Văn (MASK Online)